Thông tin từ Bộ Chỉ huy Biên phòng tỉnh Kon Tum cho biết, khoảng 10h sáng 12/10 cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Sông Thanh, trên địa bàn biên giới huyện Đăk Glei, đã tìm thấy thi thể của Thượng úy quân nhân chuyên nghiệp Phạm Ngọc Hải, 39 tuổi, bị lũ cuốn trôi.
Chiều 11/10, nước lũ trên sông Đăk Bla dâng cao gây ngập vùng trũng thấp.
Trước đó vào tối 11/10, Thượng úy Phạm Ngọc Hải sau khi ăn cơm ở Trạm kiểm soát dịch COVID-19 trở lại Chốt kiểm soát cách đó khoảng 200m, khi đi qua ngầm tràn thì bị lũ cuốn trôi. Đến sáng 12/10, không thấy Thượng úy Hải về Trạm ăn sáng như thường lệ, cán bộ, chiến sĩ đơn vị tổ chức tìm kiếm và đến khoảng 10h đã phát hiện thi thể Thượng úy Phạm Ngọc Hải cách ngầm tràn khoảng 300m.
Trường hợp tử vong thứ hai do mưa lũ ở tỉnh Kon Tum xảy ra tại huyện Tu Mơ Rông. Trong quá trình đi đón chị Y Liên, 22 tuổi, sinh viên năm thứ hai Đại học Đà Lạt trở về địa phương, trên đường từ trung tâm huyện Tu Mơ Rông đến xã Ngọc Yêu ba chị em Y Liên, Y Nguyệt và một người em gái nữa bị nước cuốn trôi. Phát hiện sự việc người dân địa phương cứu được Y Nguyệt cùng một em gái còn Y Liên bị nước cuốn trôi tử vong.
Trước tình hình mưa lũ dự báo còn diễn biến phức tạp, khó lường, cuối giờ sáng 12/10, UBND tỉnh Kon Tum tổ chức họp khẩn trực tuyến với 10 huyện, thành phố của tỉnh. Chính quyền địa phương xác định vừa phải tổ chức khắc phục hậu quả vừa tiếp tục triển khai khẩn cấp các biện pháp ứng phó với mưa lũ.
Thiệt hại nặng nhất do mưa lũ ở tỉnh Kon Tum xảy ra trên địa bàn huyện Kon Plông. Đến trưa nay, tuyến tỉnh lộ 676 từ trung tâm huyện kết nối với các xã Đăk Tăng, Măng Bút, Đăk Ring, Đăk Nên vẫn đang bị tắc đường. Chính quyền địa phương cùng với Sở Giao thông Vận tải đã huy động máy móc đến hiện trường tổ chức san gạt từ hai đầu nhưng chưa thể thông tuyến do khối lượng đất đá sạt lở lớn, khoảng 17.000m3. Cũng tại huyện Kon Plông, mưa lũ gây sạt lở đe dọa 83 hộ dân ở khu tái định cư làng Đăk Tăng, xã Đăk Tăng. Chính quyền huyện đã lên phương án di dời toàn bộ những hộ dân này tới nơi an toàn.
Tại địa bàn các huyện Tu Mơ Rông, Đăk Glei, Đăk Hà mưa lũ cũng đã cuốn trôi nhiều cầu cống, gây sạt lở đường, đất ven sông suối đe dọa trực tiếp công trình thủy lợi và trường học.
Mưa lũ cuốn trôi một nhịp cầu bê-tông trên sông Đắk Pxi xã Đắk Pxi huyện Đắk Ha.
Ông Nguyễn Văn Hòa, Chủ tịch UBND tỉnh Kon Tum cho biết, trước tình hình mưa lũ dự báo còn diễn biến phức tạp, khó lường, các địa phương có thiệt hại phải vừa khẩn trương tổ chức khắc phục hậu quả vừa tiếp tục triển khai khẩn cấp các biện pháp ứng phó với mưa lũ, trong đó đặc biệt quan tâm đến vấn đề đảm bảo an toàn tính mạng cho người dân.
“Những nơi có nguy cơ sạt lở hoặc đe dọa đến tình mạng của con người đều phải có cắm biển báo và thông tin cho mọi người dân biết, nhất là học sinh. Phải cánh báo cao độ lấy bảo đảm tính mạng của Nhân dân đặt lên trên hết. Những vấn đề liên quan tới dân sinh trong tình trạng bão nối bão, áp thấp nối áp thấp chúng ta phải đảm bảo đời sống cho người dân. Những nơi sập cầu cống chia cắt bảo dân ở tại chỗ để chúng ta tìm giải pháp cung cấp lương thực, thực phẩm”, ông Hòa nhấn mạnh.
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy