Tin liên quan
TNXP mở đường hạnh phúc năm 1960
Hội tụ về đây còn có hình bóng những đồng đội họ, những người tuy đêm nay không có mặt nhưng có tên. Đó là những dòng tên im lặng trên tấm bằng Tổ quốc ghi công. Vậy là sau hơn nửa thế kỷ hi sinh, giờ đây những chàng trai cô gái nằm lại giữa heo hút con đường trên đá xám mới được công nhận là liệt sĩ.
Đã có 14 TNXP hi sinh trên con đường này trong suốt 2.000 ngày mở đường từ năm 1959 đến ngày hoàn thành vào tháng 3-1965.
Buổi chiều trước lễ trao bằng Tổ quốc ghi công, chúng tôi ngồi với bác Nguyễn Mạnh Thùy, phó chủ tịch Hội Cựu TNXP tỉnh Hà Giang, một người từng tham gia mở tuyến đường Hạnh Phúc những năm tháng ấy. 13 tấm bằng Tổ quốc ghi công vừa nhận từ Sở LĐ-TB&XH về để chuẩn bị cho lễ trao đêm nay.
50 năm, con đường Hà Giang - Đồng Văn - Mèo Vạc vẫn còn đó, ngày một đẹp hơn nhưng gia đình những cựu TNXP đã hi sinh thì di chuyển nhiều nơi, việc liên lạc kết nối họ về đây nhận tấm bằng Tổ quốc ghi công để mang về nhà nhang khói cho người ngã xuống không dễ.
Ông Thùy lật danh sách 14 liệt sĩ của con đường Hạnh Phúc, hồ sơ về Giàng Mí Nô là một dòng ngắn gọn nhưng đầy đủ: Giàng Mí Nô, sinh năm 1944, gia nhập TNXP mở đường Hạnh Phúc vào tháng 10-1959, hi sinh ngày 16-5-1961, thuộc đại đội 1 Đồng Văn.
Người cán bộ phụ trách buổi lễ cứ chạy vào chạy ra căn phòng trụ sở Hội Cựu TNXP băn khoăn nói với ông Thùy: “Bác ơi, tất cả 13 trường hợp kia đã ổn, chỉ riêng liệt sĩ Giàng Mí Nô tính sao đây bác? Không có thân nhân nhận bằng về thờ cúng thì sẽ đặt tấm bằng này ở đâu? Ai sẽ nhận chế độ chính sách sau này?”.
Cứ như những thông tin trong hồ sơ, người con trai Mông ở Thượng Phùng, Mèo Vạc này đã gia nhập TNXP mở đường từ đợt đầu tiên tháng 10-1959. Và nếu thật sự năm sinh chính xác là 1944 thì Giàng Mí Nô hi sinh năm 1961, khi đó mới 17 tuổi. Mộ Giàng Mí Nô vẫn nằm cùng đồng đội khác ở nghĩa trang TNXP Yên Minh. Nhưng cuộc đời người con trai Mông ấy đã dâng hiến cho con đường này.
Cung đường Hạnh Phúc hôm nay - Ảnh: Ngọc Quang
Những người nằm lại với con đường
Và khi lục tìm trong hồ sơ về những liệt sĩ hi sinh khi mở đường, chúng tôi nhận ra có một quãng thời gian rất kinh khủng: chỉ chưa đầy hai tháng từ giữa tháng 9 đến giữa tháng 11-1960 đã có bốn TNXP chết vì sốt rét ác tính.
Nguyễn Thị Danh, TNXP của đại đội Đồng Văn sinh năm 1941, chết tháng 9-1960 khi mới 19 tuổi, Hoàng Văn Việt, TNXP của đại đội Thái Nguyên và chị Lý Thị Vân của đại đội Lạng Sơn chết vào tháng 10 và đầu tháng 11, đại đội Lạng Sơn có thêm một người nữa cũng ra đi là anh Vũ Đức Lộc.
Ông Thùy bảo: Khi bắt đầu đi làm công việc đề nghị truy tặng liệt sĩ cho những TNXP, nhiều người bảo đã quá muộn, dù sao cũng 50 năm trôi qua, nhưng với ông Thùy, máu xương đồng đội không bao giờ có chuyện muộn hay sớm. Bây giờ trong buổi lễ tối nay, ông có thể an tâm khi nghĩ về những đồng đội đã hi sinh. Nếu có một điều day dứt thì đó là trường hợp của liệt sĩ Trần Đình Luân.
Cả gia đình chỉ còn lại người em út là Trần Đình Nhít. Ông Nhít nói với ông Thùy: “Nếu chuyến này nhận được bằng Tổ quốc ghi công cho anh Luân, thế nào tôi cũng lên Hà Giang để nhận và cảm ơn các đồng đội của anh tôi”.
(Theo Tuổi trẻ)
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy