Tin liên quan
"Các rủi ro đối với nền kinh tế toàn cầu đã cân bằng hơn so với lần trước chúng ta gặp nhau”, các quan chức tài chính cho biết. “Triển vọng trong ngắn hạn của các nền kinh tế tiên tiến, đặc biệt là khu vực đồng Euro và Nhật Bản đã được cải thiện trong thời gian gần đây, trong khi hai cường quốc Mỹ và Anh tiếp tục đạt mức tăng trưởng vững chắc. Điều này có thể hỗ trợ tốt cho sự phục hồi nền kinh tế toàn cầu mạnh mẽ hơn.
Hy Lạp đã không được đề cập đến trong thông cáo. Phó Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ, Ali Babacan đại diện G20 cho biết vấn đề của Hy Lạp không đề cập trong các cuộc thảo luận chính thức.
Tuy nhiên, những lo ngại về việc liệu Athens có thể đạt được thỏa thuận với Liên minh châu Âu EU và Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF về các điều khoản cứu trợ để thanh toán các khoản nợ sắp tới đã được đề cập đến trong cuộc họp bên lề Hội nghị mùa xuân của IMF và Ngân hàng Thế giới WB.
Tổng giám đốc IMF, bà Christine Lagarde trong phiên khai mạc Hội nghị (Ảnh: The Guardian)
ÁP LỰC VỀ ATHENS VÀ CÁC CUỘC ĐÀM PHÁN
Các chính phủ cánh tả mới của Athens cần phải đưa ra được đề xuất về các cải cách kinh tế để nhận các khoản cứu trợ từ IMF và EU.
“Điều quan trọng là chúng ta cần đạt được bước tiến đáng kể trong những ngày tới có tiến bộ đáng kể”, Giám đốc IMF khu vực châu Âu Poul Thomsen phát biểu với các phóng viên. "Cần có một cái nhìn toàn diện hơn và điều này đòi hỏi sẽ phải mất nhiều tuần nữa hoặc nhiều cuộc thảo luận hơn nữa.”
Jeroen Dijsselbloem, Chủ tịch nhóm Bộ trưởng Tài chính khu vực đồng euro cảnh báo rằng Hy Lạp và khu vực đồng euro không nên cố gắng để xem ai có thể cầm cự được lâu hơn trong các cuộc đàm phán.
Nhưng ông cũng thừa nhận sẽ phải mất ít nhất một vài tuần nữa để có thể đi đến một thỏa thuận giữa Athens và khu vực đồng euro, có thể là trong thời gian cuộc họp ngày 11 tháng Năm của các bộ trưởng tài chính khu vực đồng euro, chỉ một ngày trước khi Hy Lạp đến hạn trả cho các khoản vay.
NHỮNG BƯỚC ĐI SẮP TỚI CỦA FED
"Các thiết lập chính sách cần được hiệu chỉnh một cách cẩn thận và truyền đạt rõ ràng để giảm thiểu các tác động lan tỏa tiêu cực", thông cáo cho biết.
Trung tâm của sự lo lắng chính là về các thị trường mới nổi, nơi sự tăng lên của lãi suất Mỹ sẽ ảnh hưởng lớn đến các luồng vốn. G20 cho biết các quốc gia có thể tự bảo vệ mình bằng các biện pháp cần thiết nhằm kiềm chế sự biến động mạnh của luồng vốn.
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy