Lại thất bại cuộc thương lượng tăng lương tối thiểu 2016
ANTT.VN – Sáng nay 25/8, Phiên họp lần thứ 2 của Hội đồng Tiền lương Quốc gia bàn về mức tăng lương tối thiểu 2016 tiếp tục bị dừng do không tìm được tiếng nói chung giữa đại diện chủ sử dụng lao động (Phòng Thương mại và Công nghiệp VN – VCCI) và Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) VN.
Tin liên quan
Cụ thể, hai bên vẫn giữ nguyên mức đề xuất ban đầu: Tổng LĐLĐ VN đề xuất lương tối thiểu vùng năm 2016 tăng 16,8% so với 2015, trong khi đại diện chủ sử dụng lao động chỉ chấp nhận phương án tăng khoảng 10%.
Trước đó, ngày 5/8, hai bên đã họp phiên thứ nhất. Theo Tổng LĐLĐ VN, căn cứ vào tình hình kinh tế, đời sống khó khăn của công nhân cũng như đảm bảo lộ trình lương tối thiểu phải đảm bảo mức sống tối thiểu, Tổng LĐLĐVN đề xuất mức mức lương tối thiểu vùng năm 2016 tăng 350.000 - 550.000 đồng tùy từng vùng (bình quân tăng 16,8% so với 2015).
Trong khi đó, VCCI đề xuất mức tăng thấp hơn nhiều: từ 150.000 - 220.000 đồng tùy từng vùng, mức tăng bình quân là 7,2% so với năm 2015. Lý do đại diện chủ sử dụng LĐ đưa ra là nếu áp dụng mức tăng 16,8%, các DN sẽ không chịu nổi do chi phí sử dụng lao động bị đội lên rất cao.
Sau khi hội ý, VCCI nâng mức đề xuất tăng lên 10%, tuy nhiên, Tổng LĐLĐVN, một lần nữa, không đồng ý với mức tăng này. Chính vì vậy, VCCI đã quyết định dừng phiên họp lần 1 để bàn bạc tiếp.
Lương tối thiểu hiện nay chỉ đáp ứng 74% mức sống tối thiểu
92% người lao động hiện nay có mức sống bấp bênh do thu nhập thấp (ảnh minh họa)
Theo ông Mai Đức Chính- Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐVN: Hiện nay mức lương tối thiểu chỉ đạt khoảng 74% nhu cầu sống tối thiểu của người dân. Căn cứ lộ trình tăng lương tối thiểu đến 2017 Bộ LĐTBXH đã thống nhất với Tổng LĐLĐVN, trong 2 năm 2016, 2017 chúng ta phải đảm bảo tăng 25- 26%.
Mỗi năm tăng khoảng 12-13%, cộng thêm CPI khoảng 5%, như vậy tăng năm nay khoảng 17% là hợp lý.
Theo khảo sát của Tổng LĐLĐVN, khoảng 92% NLĐ có mức thu nhập từ DN trả từ 2,5- 4 triệu đồng/tháng, cuộc sống tằn tiện bấp bênh, không có tích lũy, không đảm bảo ổn định cuộc sống.
Ông Chính cũng cho rằng tăng lương tối thiểu chủ yếu chỉ khiến doanh nghiệp bị đội chi phí phần đóng BHXH, BHYT cho người lao động và nằm trong khả năng chi trả của doanh nghiệp.
Để đạt được mục tiêu: đến 1.1.2018 mức lương gần bằng mức thu nhập, Tổng LĐLĐ VN quyết định bảo lưu đề xuất tăng 16,8% trong năm 2016 vì cho rằng nếu bây giờ tăng nhỏ giọt, sang năm 2017 sẽ phải tăng cao hơn và gây ra áp lực rất lớn cho doanh nghiệp.
Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Mai Đức Chính trả lời báo chí bên lề cuộc họp 25/8
"Chúng ta không thể làm chính sách trong phòng lạnh" - ông Chính nhấn mạnh và nêu thêm: trong khi giới chủ đề xuất Hội đồng Tiền lương thành lập đoàn xuống tiếp xúc các DN để nắm bắt "sức khoẻ" DN xem sức chịu đựng của họ đến đâu thì cũng nên thành lập đoàn công tác xuống tận phòng trọ của công nhân để xem họ sống như thế nào.
Doanh nghiệp vẫn chưa đồng thuận
Đại diện Hiệp hội Dệt May VN, ông Vũ Đức Giang nói nhiều về khó khăn của doanh nghiệp dệt may trong thời gian vừa qua và cho biết ngày 13.8, tại cuộc họp chi hội các vùng của Hiệp hội Dệt May Việt Nam, không doanh nghiệp nào chấp nhận phương án tăng lương tối thiểu ở mức cao hơn 10%.
Ông Nguyễn Đức Thuấn - Chủ tịch Hiệp hội Da giày VN phát biểu: Từ sau cuộc họp lần trước (5/8) tình hình đã có nhiều thay đổi như Trung Quốc phá giá đồng nhân dân tệ, Châu Âu đối mặt với tình trạng nhập cư ồ ạt... dẫn tới có thể kinh tế thế giới quay lại khủng khoảng. Ông Thuấn khẳng định chỉ chấp nhận con số tăng 10%...
Viện trưởng Viện Công nhân - ông Vũ Quang Thọ cho biết đại diện các doanh nghiệp FDI – nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài - đã không có mặt trong phiên họp Hội đồng Tiền lương quốc gia. Tuy nhiên, theo ông Thọ, các doanh nghiệp FDI đã chia sẻ rằng Tổng LĐLĐ VN đề xuất như thế nào, mức tăng do các bên thống nhất ra sao thì họ cũng sẽ đồng ý.
Vì chưa tìm được tiếng nói chung, Tổng Liên đoàn lao Động Việt Nam đã đề nghị dừng cuộc họp để thảo luận tiếp vào hôm khác.
Thứ trưởng Bộ LĐTBXH - Chủ tịch Hội đồng Tiền lương quốc gia - Ông Phạm Minh Huân cho biết: Theo quy chế của Hội đồng Tiền lương Quốc gia, mỗi bên (đại diện chủ sử dụng lao động và Tổng LĐLĐVN) chỉ được phép dừng phiên họp 1 lần. Trước đó, đại diện chủ sử dụng lao động đã xin dừng phiên họp lần thứ 1 (ngày 5.8). Nếu tại phiên họp lần thứ 3, các bên vẫn không thống nhất được phương án tăng lương tối thiểu vùng để tiến hành bỏ phiếu thì Chủ tịch Hội đồng tiền lương sẽ quyết định phương án để trình Chính phủ.
Được biết, phiên họp lần thứ 3 để tìm ra phương án tăng lương tối thiểu 2016 sẽ diễn ra ngày 3.9 tới.
Diệp Chi
Nên đọc
Theo: ANTT/NĐT
Thích và chia sẻ bài viết này :
Tags :
Tin liên quan
Mọi góp ý tin bài cho chúng tôi vui lòng gửi vào email: antt.toasoan@gmail.com
Nóng cùng chuyên mục
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
Đang phổ biến
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy