Tin liên quan
Theo số liệu được thống kê trên 30 quốc gia của Viện tài chính quốc tế (IIF - Institute of International Finance), tổ chức đại diện cho hơn 420 ngân hàng và tổ chức tài chính hàng đầu thế giới, cho biết các nhà đầu tư ước tính khối thị trường mới nổi có thể sẽ bị rút ròng 540 tỷ USD trong năm nay. Dòng vốn ngoại đổ vào các thị trường này giảm còn 548 tỉ USD, chỉ bằng một nửa so với năm ngoái và thấp hơn mức kỷ lục được ghi nhận kể từ đỉnh điểm của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008.
Trước bối cảnh kinh tế Trung Quốc xuất hiện nhiều dấu hiệu bất ổn, việc hạ giá đồng nhân dân tệ đã đẩy các quốc gia khác vào tình thế bất lợi, tạo ra làn sóng biến động tỷ giá rất mạnh của một loạt các đồng tiền trên thế giới, đặc biệt ở các thị trường mới nổi. Kazakhstan quyết định thả nổi nội tệ, đồng tiền của họ lập tức mất gần 1/4 giá trị so với USD, Rupee Ấn Độ cũng mất khoảng 4%. Đồng ringgit của Malaysia hiện đang ở mức thấp nhất 17 năm qua. Colombia, một trong những nhà xuất khẩu dầu mỏ lớn, cũng đang chứng kiến cảnh đồng peso rơi xuống mức thấp chưa từng có. Brazil và Nga, là những nền kinh tế mới nổi có quy mô lớn thứ hai và thứ ba thế giới (sau Trung Quốc), cũng đang ở trong trạng thái tồi tệ khi đồng nội tệ của cả hai nước đều đang giảm giá mạnh. Cả hai đều đối mặt với tình trạng lạm phát đi kèm với tăng trưởng ì ạch.
Theo dự báo của IIF, dự báo dòng vốn ngoại chảy vào các quốc gia mới nổi sẽ giảm khoảng 2% trên tổng sản phẩm quốc nội (GDP), giảm 8% so với năm 2007. Dòng vốn ngoại chảy ròng ra sẽ giảm còn 306 tỷ USD trong năm 2016. Chỉ số MSCI Emerging Markets theo dõi các thị trường mới nổi đã giảm 20% trong 3 tháng qua, tiến tới quý giảm mạnh nhất trong 4 năm.
Theo ông Charles Collyns, chuyên gia phân tích kinh tế tại IIF nhận định “Không giống như cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, đợt pullback (*) ở các thị trường mới nổi chủ yếu xuất phát từ chính bản thân các nền kinh tế này.” Các nước mới nổi đang phải đối mặt với năm thứ 5 tăng trưởng chậm chạp. Khả năng Fed nâng lãi suất có thể sẽ khiến tình hình ngày càng trở nên tồi tệ. USD tăng giá mạnh làm cho các nền kinh tế mới nổi phải đối mặt với việc chồng thêm gánh nặng nợ khi họ cần nhiều nội tệ hơn để mua USD trả nợ, khi các khoản nợ trái phiếu doanh nghiệp, nợ trái phiếu chính phủ - đều thanh toán bằng USD đang phình to ra so với tổng sản phẩm quốc nội – GDP của những nước này. Đồng thời lãi suất ở thị trường Mỹ tăng sẽ là động lực khuyến khích giới đầu tư đổ vốn mạnh hơn vào Mỹ thay vì các thị trường mới nổi. Nói cách khác, FED nâng lãi suất sẽ kích hoạt dòng vốn khổng lồ tháo chạy khỏi các thị trường mới nổi.
Chủ tịch Ngân hàng Dự trữ liên bang Mỹ (FED) Janet Yellen ngày 24/9 cho biết bà vẫn kỳ vọng vào việc tăng tỷ lệ lãi suất cơ bản trong năm 2015 và cho rằng tốc độ tăng trưởng kinh tế toàn cầu chậm lại không ảnh hưởng tới kế hoạch này.
(*) Pullback là hiện tượng giá hồi lại đột ngột khoảng 3 - 5 phiên rồi sau đó suy giảm tiếp. Hiện tượng này thường xảy ra trong những đợt suy giảm mạnh và kéo dài của thị trường hoặc khi hình thành những mẫu hình kỹ thuật (pattern) quan trọng.
Hân Vi (Theo Bloomberg)
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy