Đồng euro (phía trên) và đồng USD tại Brussels, Bỉ, ngày 7/7. Ảnh: THX/TTXVN
Theo đài RT, 1 đồng USD đổi được 58,7 ruble, trong khi 1 đồng euro đổi được 58,52 ruble vào lúc 17 giờ 56 ngày 12/7 (giờ Việt Nam).
Trên các sàn giao dịch quốc tế, đồng euro đang tiến gần đến mức ngang bằng với đồng USD. Trong giao dịch ngoại hối, đồng tiền của châu Âu giảm xuống chỉ còn tương đương 1,0001 USD, mức thấp nhất trong 20 năm. Tính đến thời điểm hiện tại, đồng euro đã giảm 12% giá trị so với đồng USD trong năm nay. Nguyên nhân là giá năng lượng tăng cao sau xung đột ở Ukraine và các lệnh trừng phạt đối với Nga - nhà cung cấp năng lượng chính của lục địa này - đã gây tổn hại cho các nền kinh tế châu Âu.
Ông Yegor Zhilnikov, nhà phân tích tại bộ phận Phân tích Kinh tế và Công nghiệp của ngân hàng Promsvyazbank, nhận định: “Lần đầu tiên sau 20 năm, đồng euro và đồng USD đã ngang giá trong bối cảnh đồng tiền của Mỹ tiếp tục tăng giá khi thị trường dự đoán về chính sách tiền tệ thắt chặt của Ngân hàng Dự trữ Liên bang. Chúng tôi tin rằng cho đến cuộc họp của Ngân hàng Trung ương châu Âu vào ngày 21/7, các yếu tố động lực có thể tiếp tục và đồng USD sẽ trở nên đắt hơn so với tiền tệ của châu Âu”.
Tâm trạng lo lắng ngày càng tăng về nguồn cung khí đốt của Nga đã làm tăng thêm áp lực lên đồng tiền chung châu Âu. Ngày 11/7, tập đoàn Gazprom của Nga đã ngừng hoạt động đường ống Nord Stream 1 dẫn khí đốt đến châu Âu để bảo trì hàng năm vào mùa hè. Quá trình bảo trì kéo dài đến ngày 21/7 theo lịch trước đó và đã thống nhất giữa nhà vận hành và tất cả các đối tác.
Bà Fiona Cincotta, nhà phân tích thị trường tài chính cấp cao tại City Index, nói: “Ngày càng có nhiều lo ngại rằng Nga có thể không chuyển nguồn cung cấp khí đốt trở lại sau 10 ngày nữa khi công việc bảo trì kết thúc. Điều này có thể gây ra suy thoái ở châu Âu”.
Trong khi đó, thị trường đang tập trung chú ý vào các dữ liệu lạm phát ở Mỹ, dự kiến được công bố trong ngày 13/7, trong đó tỷ lệ lạm phát có thể ở mức 8,8%. Theo giới chuyên gia, khi lạm phát ở mức cao, Ngân hàng Dự trữ liên bang Mỹ có thể phải tăng lãi suất thêm 0,75 điểm phần trăm trong tháng này. Do vậy, việc Mỹ có thể tiếp tục tăng mạnh lãi suất, trong khi khu vực đồng tiền chung châu Âu Eurozone trong tháng này mới có kế hoạch thay đổi lãi suất, càng khiến đồng USD đi lên và gây áp lực đối với đồng euro.
Tác giả: Thùy Dương
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy