Tin liên quan
- Những cửa ô nào dẫn quân ta giải phóng Thủ đô?
- Thủ đô trang hoàng kỉ niệm 60 năm ngày giải phóng
- 60 năm Giải phóng Thủ đô: Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh
- Hà Nội: Bắn pháo hoa tại 30 điểm nhân ngày giải phóng Thủ đô
- Lễ kỉ niệm 60 năm giải phóng Thủ đô được tổ chức theo cấp quốc gia
- Nhiều sự kiện lớn sẽ diễn ra kỉ niệm 60 năm giải phóng Thủ đô
60 năm qua, những nhân chứng được vinh dự chứng kiến ngày giải phóng Thủ đô ngày một thưa dần. Nhưng có một chứng nhân lịch sử thì vẫn trường tồn với thời gian, đó là Cột cờ Hà Nội - nơi diễn ra lễ thượng cờ, chào cờ đầu tiên trong ngày giải phóng Thủ đô Hà Nội.
Buổi chiều ngày 10/10/1954 là lễ chào cờ lịch sử. Lá cờ chiến thắng của Tổ quốc tung bay trên đỉnh Cột cờ. Trời thu Hà Nội xanh ngắt, điểm một sắc cờ đỏ thắm tựa bông hoa.
Trên sân vận động Cột cờ (nay thuộc Khu di tích Hoàng thành Thăng Long), các đơn vị tham dự lễ chào cờ đã tập hợp thành khối vuông nghiêm chỉnh. Hàng đầu là đội hình bộ binh gồm Trung đoàn Thủ đô, đại diện các đơn vị Đại đoàn 308 và Trung đoàn 57 Đại đoàn 304. Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 54 - Quyết tử quân Hà Nội mùa đông 1946 - được cử chỉ huy chỉnh đốn đội ngũ, báo cáo với Tham mưu trưởng Đại đoàn Vũ Yên.
Lễ chào cờ lịch sử chiều 10/10
Đứng sau đội hình bộ binh là đội hình cơ giới và pháo binh xếp hàng ngang thẳng tắp, xe pháo nghiêm chỉnh, pháo thủ và bộ binh cơ giới đứng nghiêm trên xe. Xung quanh sân vận động, nhân dân các khu phố đã kéo đến đông nghịt đứng vòng trong vòng ngoài chật ních cả đường Hoàng Diệu và đường Cột cờ (nay là đường Điện Biên Phủ).
Đúng 15 giờ, còi Nhà hát lớn nổi lên một hồi dài. Toàn thành phố hướng về Cột cờ thành Hoàng Diệu.
Đứng chủ lễ chào cờ là tướng Vương Thừa Vũ và bác sĩ Trần Duy Hưng. Đoàn quân nhạc do nhạc trưởng Đinh Ngọc Liên chỉ huy. Mọi người kính cẩn nhìn lên lá quốc kỳ đang tung bay trên đỉnh Cột cờ cao ngất.
Toàn cảnh lễ chào cờ
Tiếng nhạc vừa dứt, Thiếu tướng Vương Thừa Vũ, Chủ tịch Ủy ban Quân chính thành phố Hà Nội bước ra trước máy phóng thanh trân trọng đọc Lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi đồng bào Thủ đô. Lời kêu gọi, chúc mừng giản dị, gần gũi thân thương của Bác cũng chính là nỗi niềm mong ước, niềm vui hòa cùng khúc hoan ca rộn ràng trong trái tim mỗi cán bộ, chiến sỹ và người dân Hà thành.
Ngày nay cột cờ Hà Nội là một di tích Quốc gia đã được xếp hạng, nằm trong khuôn viên của Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam. Đại tá Nguyễn Xuân Năng, Giám đốc bảo tàng lịch sử quân sự Việt Nam cho biết: Cột cờ đã trở thành điểm tham quan không chỉ của người dân Thủ đô mà của nhân dân cả nước và du khách nước ngoài. Nơi đây, dưới chân Cột cờ thiêng liêng ngày nay vẫn diễn ra các hoạt động gặp mặt của cựu chiến binh, các trường tổ chức lễ kết nạp đội viên, thậm chí trưng bày nhiếp ảnh.
Thu Thủy (TH)
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy