Sở Tài nguyên và Môi trường (TN-MT) Hà Nội vừa qua đã có văn bản gửi Bộ TN-MT về việc công khai đối với các trường hợp vi phạm pháp luật đất đai theo quy định của Luật Đất đai năm 2013. Đây là các chủ đầu tư dự án nhà ở, khu đô thị mới (KĐTM) chưa nộp tiền vào ngân sách thành phố và tài khoản tạm giữ của TTCP theo Kết luận thanh tra số 1203/KL-TTCP ngày 16/5/2017.
Theo báo cáo của Sở TN-MT Hà Nội, tính đến ngày 21/10/2021, hàng loạt dự án phải nộp tiền vào tài khoản tạm giữ của TTCP do điều chỉnh quy hoạch nhưng vẫn chưa nộp.
Dự án KĐTM Xa La của Doanh nghiệp tư nhân xây dựng số 1 Điện Biên phải nộp bổ sung gần 21 tỷ đồng do điều chỉnh quy hoạch
Trong đó, dự án tổ hợp đa năng 28 tầng tại làng quốc tế Thăng Long của Tổng Công ty xây dựng Hà Nội (HANCORP) với số tiền gần 37 tỷ đồng; Dự án KĐTM Kim Văn – Kim Lũ của Công ty CP Xây dựng số 2 Vinaconex phải nộp bổ sung hơn 6 tỷ đồng; Dự án KĐTM Xa La của Doanh nghiệp tư nhân xây dựng số 1 Điện Biên phải nộp bổ sung gần 21 tỷ đồng; Dự án nhà ở cao tầng CT2 Khu đô thị mới Trung Văn của Công ty TNHH PNT Viettel-Hancic và Cty TNHH kinh doanh nhà Phục Hưng là 26,8 tỷ đồng;
Dự án đầu tư xây dựng nhà ở, văn phòng và trường học tại 310 Minh Khai của Công ty CPXD 3 (Vinaconex3 và Công ty TNHH MTV Mai Động là 12,67 tỷ đồng; Dự án xây dựng nhà ở để bán cho CBCS công an huyện Từ Liêm, CBCC làm việc tại CQ TPHN và một phần để kinh doanh của Công ty CPĐT XD Vinaconex- PVC là 26,5 tỷ đồng.
Tại dự án Khu nhà ở Mễ Trì, Từ Liêm của Công ty KD phát triển nhà Hà Nội (Hanhud) nay là Công ty CPKD phát triển nhà và đô thị Hà Nội với hơn 26,5 tỷ đồng phải nộp tiền vào ngân sách thành phố do còn nợ đọng tiền chênh lệch giá thành giá bán theo kết luận thanh tra, đến nay mới nộp vào tài khoản tạm giữ 1,75 tỷ còn lại hơn 24,8 tỷ đồng…
Cùng với đó, danh sách cũng điểm mặt hàng loạt chủ đầu tư phải nộp bổ sung do sai phạm về thực hiện nghĩa vụ tài chính theo QĐ 123/2001/QĐ-UB vào tài khoản tạm giữ của TTCP nhưng đến nay chưa nộp hoặc nộp thiếu.
Dự án tổ hợp đa năng 28 tầng tại làng quốc tế Thăng Long của Tổng Công ty xây dựng Hà Nội (HANCORP) chưa nộp bổ sung gần 37 tỷ đồng
Trong đó, 3 dự án do đoàn thanh tra thực hiện gồm: Dự án nhà ở để bán tại số 6 Đội Nhân Hà Nội của Công ty CP Tập đoàn Ba Đình chưa nộp gần 34 tỷ đồng; Dự án nhà ở cao tầng và dịch vụ số 5 Nguyễn Chí Thanh (số mới là 71 Nguyễn Chí Thanh) của Công ty CP Xây dựng Công nghiệp mới nộp 6,2 tỷ đồng còn 30,7 tỷ đồng chưa nộp; Dự án Khu đô thị Nghĩa Đô- Dịch Vọng của Công ty TNHH MTV quản lý kinh doanh và phát triển nhà Hà Nội là hơn 36 tỷ đồng.
Ngoài ra, hàng loạt dự án do TP Hà Nội báo cáo có sai phạm phải nộp tiền bổ sung như: Dự án Khu nhà ở chung cư cao tầng Mỹ Đình chưa nộp 26,4 tỷ đồng; Dự án VP, nhà ở tại 96 Trương Định của Công ty CP Mộc và XD HN chưa nộp 15,8 tỷ đồng; Dự án khu nhà ở bán tại Mỹ Đình của Công ty CPKD và PTN HN là 4,6 tỷ đồng; Dự án 39 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân của Công ty đầu tư xây lắp và phát triển nhà là 4,3 tỷ đồng;
Dự án khu nhà ở mở rộng xã Trung Văn của Công ty CP Vinaconex 2 là 6,5 tỷ đồng; Dự án xây dựng nhà ở tại 349 Minh Khai của Công ty DVTM Tràng Thi là 4,2 tỷ đồng; Dự án xây dựng nhà ở để bán tại 46 ngõ 230 Lạc Trung của Cty CP Xây dựng Hà Nội là 8,2 tỷ đồng; Dự án xây dựng nhà ở để bán tại 38 ngõ 72 Quan Nhân của Công ty XD PTNT chuyển cho An Lạc là gần 6 tỷ đồng chưa nộp.
Trước đó, năm 2017, TTCP ban hành Kết luận thanh tra số 1203 về việc quản lý đầu tư xây dựng một số dự án phát triển nhà ở, khu đô thị và quản lý, sử dụng quỹ đất, quỹ nhà để lại từ các dự án đầu tư phát triển khu nhà ở, khu đô thị theo QĐ 123 năm 2001 của UBND TP Hà Nội, giai đoạn từ năm 2002-2014. Kết luận đã chỉ ra sai phạm trong công tác quản lý về đầu tư xây dựng; quản lý, sử dụng đất đai và quỹ đất ở, quỹ nhà ở để lại từ các dự án đầu tư phát triển khu nhà ở, khu đô thị theo QĐ 123 của UBND TP Hà Nội; sai phạm về tài chính... Vào tháng 7/2021, Văn phòng UBND TP Hà Nội cũng có văn bản về biện pháp hành chính về đất đai đối với các chủ đầu tư chưa nộp tiền vào ngân sách TP và tài khoản tạm giữ của TTCP theo kết luận thanh tra 1230. Việc nhiều chủ đầu tư “chây ỳ” nộp tiền bổ sung vào ngân sách cũng là một trong những nguyên nhân khiến nhiều dự án đã hoàn thành, bàn giao đưa vào sử dụng nhiều năm nhưng cư dân vẫn chưa nhận được sổ hồng ảnh hưởng đến quyền lợi của người mua nhà tại các dự án. |
Tác giả: Thuận Phong
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy