Lối đi nào cho nền kinh tế Nga?
12/11/2014 11:04:26
ANTT.VN - Giữa lúc dự đoán tăng trưởng 2015 của Nga bằng 0 vừa được công bố và việc giảm liên tiếp của đồng Rúp từ đầu năm nay, Nga sẽ làm gì để cứu cánh cho nền kinh tế đang bên bờ vực khủng hoảng?

Tin liên quan

Đồng rúp đang ở mức thấp kỷ lục so với USD (Ảnh: Bloomberg)

Ngày 7/11, đồng Rúp tiếp tục giảm xuống mức kỷ lục mới và có lúc trên thị trường chợ đen 50 ruble mới đổi được 1 USD, sau đó điều chỉnh lại ở mức hơn 46 rúp đổi 1 USD. Từ đầu 2014, đồng tiền này đã giảm 46% so với USD.  Nguyên nhân chủ yếu được  cho là những xung đột với Ukraine và đỉnh điểm là sự kiện sát nhập bán đảo Crimea. Tuy nhiên, song song với việc này còn có nhiều nguyên nhân khiến đồng rúp cũng như nền kinh tế Nga “ngã quỵ” như vậy.
 
“Chó cắn áo rách”

Những năm gần đây, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Nga đã bị suy giảm mạnh, từ 4,3% trong năm 2011 xuống còn 1,3% trong năm 2013. Nguyên nhân dẫn tới sự suy giảm này là do Nga phụ thuộc quá nhiều vào xuất khẩu năng lượng và thiếu nỗ lực để hiện đại hóa nền kinh tế. Cùng lúc việc giá dầu trên thế giới đang chạm đáy  thì “nguồn tiền đen” cứu cánh cho nền kinh tế Nga có vẻ đã bị cắt đứt.

Thêm vào đó, căng thẳng ở Ukraine đã dẫn tới "cuộc khủng hoảng niềm tin" ở Nga, khiến đầu tư sụt giảm mạnh và thương mại sa sút. Sự mất giá của đồng rúp cho thấy tình trạng cô lập ngày càng lớn của Nga do các biện pháp trừng phạt của phương Tây đã khiến các nhà đầu tư “tháo chạy”. Theo báo cáo vừa được công bố hôm 10/11 thì luồng vốn ròng chảy ra khỏi Nga sẽ lên tới 128 tỷ USD năm 2014 và 99 tỷ USD năm 2015. 

Đầu tháng 10 năm nay, Nga đã bắt đầu những nỗ lực mạnh tay để vực dậy đồng Rúp kể từ việc sát nhập Crimea đã tác động tiêu. Cụ thể 30 tỷ đã được đổ vào đồng Rúp nhưng không suy chuyển được tình hình.

Đến tháng  11, khi Nga hủy bỏ những can thiệp không giới hạn bằng chính sách mới rót 350 triệu USD mỗi khi đồng rúp tuột khỏi giới hạn. Tuy nhiên đây cũng chỉ là những nỗ lực bất thành khi đồng Rúp chỉ tăng được 2,7% lên mức 45,4 Rúp/USD. Và đến 10/11, Nga đã chính thức thả nổi đồng tiền này.

Lối đi nào cho Nga

Trước hết, Nga cần bảo vệ dự trữ vàng và ngoại tệ của mình. Đây là lý do đồng Rúp đươc thả nổi trên thị trường.

Dự trữ 400 tỷ USD không phải con số nhỏ, song Nga cần một lớp đệm để bảo vệ chống lại tình trạng "chảy" vốn. Sự kiện chảy vốn do các nhà đầu tư thoái vốn từ Nga đã khiến các nhà chức trách phải tăng mức dự trữ ngoại hối. Do đó, thay cho việc phung phí dự trữ ngoại hối duy trì tỷ giá hối đoái, Ngân hàng trung ương Nga muốn duy trì tỷ giá này sao cho có thể ngăn chặn một lượng lớn tài sản bằng đồng rúp chảy ra nước ngoài.

Dầu, nhiên liệu đem đến hơn một nửa GDP cho Nga cũng cần có những động thái nghiêm túc trong tình cảnh giá dầu trên thế giới sụt giảm chạm đáy. Nga đang chật vật tìm thị trường mới khi Liên Minh Châu Âu nơi Nga đáp ứng 30% nhu cầu khí đốt và 32% nhu cầu dầu mỏ cũng đang tỏ thái độ “ghẻ lạnh”.

Thị trường đó chính là các thị trường Châu Á.  Gần đây những nỗ lực liên kết với nền kinh tế Trung Quốc của Nga đã ngày càng rõ ràng.Tại hội nghị APEC, Nga đã bắt tay ký kết 17 thỏa thuận nhằm thúc đẩy hợp tác năng lượng. Trước đây ngày 21/5 một thỏa thuận khí đốt trị giá 400 triệu USD cũng được hoàn thành giữa hai quốc gia.Các nhà phân tích cho rằng: "Cuộc khủng hoảng Ukraina đã đẩy Nga vào vòng tay của Trung Quốc”.

Tuy nhiên quyết định lấy Trung Quốc làm “bia đỡ” cho những trừng phạt từ liên minh Châu Âu hay quyết định thả nổi đồng Rúp để duy trì ngoại hối có phải là con đường đúng đắn? Liệu đồng Rúp có được vực dậy và  Nga thoát khỏi dự đoán  tăng trưởng bằng 0 đầy đáng sợ. Cần thời gian kiểm chứng cho những kết quả của những quyết định này.

Tú Anh (theo Bloomberg/Reuters)

 
Theo: ANTT/NĐT
Thích và chia sẻ bài viết này :
Tags :
Tin liên quan
Mọi góp ý tin bài cho chúng tôi vui lòng gửi vào email: antt.toasoan@gmail.com
Đang phổ biến