Tin liên quan
Sáng ngày 25/2, khai mạc phiên họp thứ 35 Ủy ban Thường vụ Quốc hội (Ảnh TTXVN)
Trong phiên làm họp buổi chiều, về dự án Luật trưng cầu ý dân Chủ tịch Hội luật gia Việt Nam - Nguyễn Văn Quyền trình xin ý kiến Ủy ban Thường vụ Quốc hội, khẳng định quyền làm chủ trực tiếp của người dân. Theo Chủ tịch Hội luật gia Việt Nam, Hiến pháp 1946 và các bản Hiến pháp 1959, 1980, 1992, 2013 đều có quy định về trưng cầu ý dân. Hiến pháp 2013 xác định rõ: “Nhân dân có quyền biểu quyết khi nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân”. Văn kiện Đại hội XI của Đảng nhấn mạnh: “Có cơ chế cụ thể để nhân dân thực hiện trên thực tế quyền làm chủ trực tiếp”.
“Trong những năm vừa qua, phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” đã được phổ biến và thực hiện ngày càng rộng rãi trong cuộc sống. Xây dựng Luật Trưng cầu ý dân góp phần thiết thực vào việc phản ánh và phát huy giá trị tư tưởng và truyền thống đó, tạo khuôn khổ pháp lý cho người dân tham gia chủ động, tích cực, đông đảo và quyết định vào các công việc của Nhà nước và xã hội” - ông Quyền nhấn mạnh.
Chủ tịch Hội Luật gia Việt Nam - Nguyễn Văn Quyền
Điều 54 dự thảo luật quy định về “hiệu lực của kết quả trưng cầu ý dân” viết: “1. Kết quả trưng cầu ý dân có giá trị quyết định đối với vấn đề đưa ra trưng cầu ý dân và có hiệu lực kể từ ngày công bố; 2. Cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế, các đơn vị vũ trang nhân dân và công dân có nghĩa vụ tôn trọng, thực hiện kết quả trưng cầu ý dân”.
Mặc dù đồng tình về sự cần thiết phải ban hành luật này và nhất trí trình Quốc hội xem xét tại kỳ họp tới đây nhưng nhiều ý kiến còn bày tỏ quan ngại về những nội dung khác nhau trong dự luật. “Do thể chế chính trị của ta khác biệt với thể chế chính trị của các nước, vậy luật này quy định những gì khác với luật của các nước?” - Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Nguyễn Văn Giàu băn khoăn.
Chủ tịch Hội đồng dân tộc Ksor Phước cho rằng, trưng cầu ý dân xong thì kết quả đó Quốc hội xem xét như thế nào, Quốc hội có chấp nhận hay không, chứ không phải là trưng cầu xong thì đem ra thực hiện luôn. Không thể để ai cũng có quyền đề nghị trưng cầu ý dân. Tôi đồng ý chỉ quy định Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội có quyền đề nghị trưng cầu ý dân, không nên quy định MTTQ”.
Trước đó, vào buổi sáng, phiên họp thứ 35 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội bắt đầu với nội dung thảo luận về dự luật Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và hội đồng nhân dân.
Nên đọc
Theo Thanh niên.
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy