Tin liên quan
“Khu di tích văn hóa nghệ thuật lịch sử Nhà Vương” theo cách gọi quy phạm (Quyết định số 937-QĐ/BT ngày 23/7/1993 của Bộ Văn hóa và Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch)) hay “Dinh thự vua Mèo” theo cách gọi dân gian là khu tư gia của Vương tộc, dòng họ đã thống lĩnh và cát cứ toàn bộ vùng Cao nguyên đá rộng lớn trong suốt thời kỳ phong kiến – thực dân đầy biến động cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX.
Lật lại quá khứ của vùng đất phên dậu “đầu trời ngất đỉnh Hà Giang” hơn một trăm năm trước, bằng thao lược, uy tín và uy dũng, vị thổ hào tài trí Vương Chính Đức đã thống nhất quyền lực, xác lập địa vị thủ lĩnh tối cao trên xứ sở biên viễn điệp trùng núi đá tai bèo và cũng ngập tràn những nương đồi Anh túc, ly khai chính quyền trung ương, hình thành nên một vương triều độc lập với cương vực bao gồm địa giới 4 huyện Quản Bạ, Yên Minh, Mèo Vạc, Đồng Văn.
"Vua Mèo" Vương Chính Đức được Hoàng đế nhà Nguyễn phong chức Bang tá cai quản cả khu Đồng Văn và ban tặng bức Đại tự "Biên Chinh Khả Phong"
Dịnh thự "vua Mèo" tọa lạc trên một nền linh địa
Ngay việc chọn đất bỏ nền của Dinh cũng đã là cả một truyền kỳ giai thoại. Theo đó, trước khi bắt tay vào xây dựng dinh thự đồ sộ này, “vua Mèo” Vương Chính Đức đã sang tận Trung Quốc rước thầy phong thủy khảo khắp lãnh địa của mình ngắm thế đất, tìm linh địa. Dừng chân tại chính giữa thung lũng mây Sà Phìn nhìn gò đất mai rùa nổi cao, tựa dáng kim quy, thầy địa lý tham vấn đó chính là vị thế đắc địa mà tìm kiếm bấy lâu vẫn chưa ra, nếu xây dựng dinh thự tại đây thì sự nghiệp Vương tộc sẽ mãi truyền đời mà hanh phát về sau, “vua Mèo” nghe vậy mà ưng ý, thuận lời.
Vật liệu dựng Dinh cũng được lựa chọn kỹ lưỡng từ đá xẻ, gỗ quý, ngói lợp âm dương… Kết cấu kiến trúc gồm hai tầng, sàn nhà lát gỗ. Phía ngoài gian chính giữa có treo một bức hoành phi bằng chữ Hán do vua triều Nguyễn phong tặng “Biên chinh khả phong”.
Dinh thự vua Mèo có ảnh hưởng kiến trúc của 3 nền văn hóa: Trung Quốc, người Mông và Pháp.
Khu Tiền cung là nơi ở của lính bảo vệ, gia nhân. Trung cung và Hậu cung là nơi ở, làm việc của con cháu dòng họ Vương. Toàn bộ gỗ của ngôi nhà trước đây đều được làm từ gỗ thông đá. Kể từ khi trở thành tài sản của Nhà nước, tất cả các vật liệu gỗ của ngôi nhà đã bị thay đổi khoảng 60% bằng gỗ lim và gỗ nghiến.
Bao quanh dinh thự là khu tường đá cao dày, có quân lính bảo vệ. Cách mỗi đoạn tường lại được bố trí các lỗ châu mai và chòi canh để bảo đảm an ninh cho cả khu nhà. Phía sau nhà có một bể chứa nước lớn được xây dựng toàn bộ bằng đá, thiết kế hứng nước mưa từ trên các dãy nhà xuống. Do nằm trong vùng thường xuyên khô hạn nên ngày nay chiếc bể nước này là nguồn cung cấp nước chính cho nhân dân ở Sà Phìn. Nội thất bên trong nhà Vương hiện còn lưu giữ được khá nhiều như đồ dùng sinh hoạt, tư trang cá nhân… Ngoài ra, Bảo tảng tỉnh Hà Giang còn trưng bày thêm các hiện vật tiêu biểu phản ánh đời sống văn hóa và lao động sản xuất của dân tộc Mông vùng cao nguyên đá. Khuôn viên khu dinh thự rộng rãi và thoáng đoãng, được họ Vương trồng các loại cây ăn quả như lê, đào, mận…
Ninh Giang
Nên đọc
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy