Dòng sự kiện:
Lượng kiều hối về Việt Nam liên tục tăng
03/12/2014 20:28:33
ANTT.VN - Năm 2011, lượng kiều hối về Việt Nam là 9 tỷ USD, năm 2012 là 10 tỷ USD và năm 2013 là 11 tỷ USD. Một số dự báo của các tổ chức kinh tế- tài chính gần đây cho thấy lượng kiều hối về Việt Nam năm 2014 sẽ tiếp tục khả quan.

Tin liên quan

Lượng kiều hối chuyển về Việt Nam tăng qua các năm gần đây chủ yếu do các chính sách của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) và của từng ngân hàng thương mại (NHTM) nhằm khuyến khích người Việt Nam chuyển tiền về nước. Bên cạnh đó, một số quy định về hoạt động ngoại hối được Nhà nước đơn giản hóa cũng góp phần thu hút kiều hối.

Trong khoảng 3 năm gần đây, lượng kiều hối về Việt Nam liên tục tăng. Năm 2011, lượng kiều hối về Việt Nam là 9 tỷ USD, năm 2012 là 10 tỷ USD và năm 2013 là 11 tỷ USD. Một số dự báo của các tổ chức kinh tế- tài chính gần đây cho thấy lượng kiều hối về Việt Nam năm 2014 sẽ tiếp tục khả quan.

kieu-hoi

Hệ thống NHTM, tổ chức kinh tế, hải quan, bưu điện… đã có những giải pháp mở rộng mạng lưới chuyển tiền và chi trả kiều hối, tạo thuận lợi cho hoạt động gửi tiền về nước của người Việt Nam ở nước ngoài. Bên cạnh đó, NHNN chỉ đạo các NHTM tăng cường đầu tư công nghệ hiện đại xử lý giao dịch thanh toán chuyển tiền, đáp ứng nhu cầu phục vụ khách hàng nhanh chóng, thuận tiện.

Ngoài ra, chính sách xuất khẩu lao động được triển khai tốt, gia tăng số lượng lao động Việt Nam ra nước ngoài làm việc; chính sách quản lý kinh tế vĩ mô trong nước ổn định đã thu hút lượng kiều hối chuyển về Việt Nam, góp phần cải thiện cán cân vãng lai, ổn định tỷ giá và bổ sung dự trữ ngoại hối Nhà nước. Một số NHTM đã có công ty chuyển tiền toàn cầu, hoạt động chuyên nghiệp trong việc khai thác các thị trường chuyển tiền về Việt Nam và đẩy mạnh các dịch vụ thanh toán cá nhân.

Ngoài ra, những quy định về hoạt động ngoại hối được Nhà nước đơn giản hóa cũng góp phần thu hút kiều hối như: Quy định về thuế được bãi bỏ; không hạn chế số lượng tiền; người nhận kiều hối không phải chịu thuế thu nhập; không bị bắt buộc phải bán ngoại tệ cho ngân hàng; người Việt Nam ở nước ngoài còn được tạo điều kiện thuận lợi mua nhà ở và đầu tư trong nước..

Hiện nay, kênh chuyển tiền phổ biến nhất là qua hệ thống NHTM với mạng lưới rộng khắp, dịch vụ hiện đại, an toàn với các giao dịch giá trị lớn. Ngoài ra, các tổ chức kinh tế làm đại lý chi trả kiều hối cũng đóng vai trò quan trọng, góp phần mở rộng mạng lưới nhận và chi trả ngoại tệ trong nước. Mạng lưới hoạt động của các đại lý cung cấp dịch vụ nhận và chi trả ngoại tệ ngày càng được mở rộng

Hoa Liên.

Theo: ANTT/NĐT
Thích và chia sẻ bài viết này :
Tags :
Tin liên quan
Mọi góp ý tin bài cho chúng tôi vui lòng gửi vào email: antt.toasoan@gmail.com
Đang phổ biến