Dòng sự kiện:
Cải cách hệ thống ngân hàng: Tiến bộ nhưng chưa đủ
03/12/2014 17:03:12
ANTT.VN - Trong buổi công bố báo cáo “ Cập nhật tình hình hình kinh tế “ của Ngân hàng Thế Giới (WB) ngày 3/12, đại diện WB cho biết kinh tế Việt Nam đã có những bước tiến mạnh trong tăng trưởng.
Đại diện của WB tại Việt Nam cho rằng một trong những vấn đề lớn cản trở tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam hiện nay là những bất cập trong khu vực doanh nghiệp nhà nước và ngân hàng. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất của nền kinh tế. Đại diện WB nhấn mạnh rằng những cải cách môi trường kinh doanh cần chú trọng vào chất lượng hơn là số lượng.

Giám đốc Quốc gia Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam, bà Victoria Kwa Kwa cho rằng nên áp dụng những quy chuẩn quốc tế trong các báo cáo về nợ xấu.

Cải cách hệ thống ngân hàng Việt Nam vẫn chưa đạt được tốc độ cần thiết.Việc Kho bạc Nhà nước đẩy mạnh việc phát hành trái phiếu, hạ trần lãi suất huy động và mức trần lãi suất đã bổ sung thanh khoản, giúp “gỡ bỏ” những áp lực đè nặng lên lĩnh vực ngân hàng.  

Công tác xử lý nợ xấu vẫn là một trong những ưu tiên hàng đầu của các nhà hoạch định chính sách Việt Nam. Kể từ khi thành lập, Công ty TNHH MTV quản lý tài sản của các TCTD Việt Nam (VAMC) dù đã mua lại được khối lượng nợ xấu đáng kể tuy nhiên vẫn chưa thể đưa ra những chiến lược rõ ràng để giải quyết số nợ đáng kể này. Quá trình hợp nhất trong ngành vực ngân hàng cũng cần được tăng tốc. Việc ban hành Quyết định 51/2014/QĐ-TTg ngày 15/9 năm nay cũng đươc coi là một động thái tích cực giúp các Doanh nghiệp nhà nước thoái vốn khỏi lĩnh vực ngân hàng.

Trả lời phóng viên ANTT.VN về những rủi ro trong hệ thống ngân hàng Việt Nam, bà Victoria Kwakwa- Giám đốc Quốc gia của Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam cho biết:

So sánh thời điểm này 2-3 năm trước, hệ thống tài chính của Việt Nam đã có những bước nhảy vọt. Thời điểm này vài năm trước tình hình thị trường tài chính cũng như hệ thống ngân hàng tồi tệ đến mức đã có những quan ngại rằng thị trường sẽ sụp đổ, nhưng điều đó đã không xảy ra.

Những chính sách Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (SBV) đưa ra để  đối mặt với những rủi ro tín dụng ngân hàng hiện nay là đúng hướng.

Nợ xấu là một trong những vấn đề ưu tiên cần được giải quyết. Việc thành lập VAMC là một bước tiến đáng kể giải quyết nợ xấu của chính phủ Việt Nam.

Tuy nhiên, những biện pháp và thành tựu trên vẫn là chưa đủ. Để giải quyết nợ xấu Ngân hàng Nhà nước  cần có những chương trình giám sát chặt chẽ và điều chỉnh mạnh mẽ hơn. Điều quan trọng là phải đảm bảo việc báo cáo và phân loại nợ xấu của các ngân hàng được rõ ràng và chính xác, nên áp dụng những quy chuẩn quốc tế trong các báo cáo về nợ xấu để sự minh bạch được nâng tầm quốc tế.

Hệ thống Ngân hàng Việt Nam cũng cần nâng cao sự minh bạch về thông tin hơn. Bên cạnh đó việc thúc đẩy liên kết giữa các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam với hệ thống các ngân hàng cũng vô cùng thiết yếu và quan trọng.

Cụ thể, bà cho biết  Chương trình Đánh giá Khu vực Tài chính (FSAP) do ngân hàng thế giới và Quỹ Tiền tệ Quốc tế triển khai tại Việt Nam từ tháng 7/2012 đã có kế hoạch cụ thể nhằm đẩy mạnh tái cấu trúc khu vực ngân hàng bao gồm việc lên kế hoạch xử lý nợ xấu, đảm bảo dòng tài chính mới lành mạnh và  không góp phần tích tụ thêm nợ xấu cũng như bảo vệ khu vực tài chính trong suốt quá trình cải cách dự kiến.

Tú Anh – N.G.
Theo: ANTT/NĐT
Thích và chia sẻ bài viết này :
Tags :
Tin liên quan
Mọi góp ý tin bài cho chúng tôi vui lòng gửi vào email: antt.toasoan@gmail.com
Đang phổ biến