Luồng vốn chảy ra khỏi Trung Quốc không phải là lý do gây báo động
03/08/2015 13:50:09
Luồng vốn lớn rút khỏi Trung Quốc trong bốn quý vừa qua được xem như một dấu hiệu của sự giảm tốc trong triển vọng tăng trưởng cho nền kinh tế lớn thứ hai thế giới này và có thể là nguyên nhân gây suy yếu hơn nữa.

Tin liên quan

Ảnh minh họa. Photo: Bloomberg

Xin đừng hoảng sợ!

Luồng vốn lớn rút khỏi Trung Quốc trong bốn quý vừa qua được xem như một dấu hiệu của sự giảm tốc trong triển vọng tăng trưởng cho nền kinh tế lớn thứ hai thế giới này và có thể là nguyên nhân gây suy yếu hơn nữa.

Theo trưởng nhóm chuyên gia kinh tế của ngân hàng JPMorgan Trung Quốc Zhu Haibin, luồng vốn - hay luồng tài sản ròng rút khỏi Trung Quốc - đạt đến con số 450 tỷ USD trong bốn quý vừa qua, sau khi điều chỉnh những thay đổi trong cách xác định giá trị dự trữ ngoại hối.

 

"Quy mô và thời điểm luồng vốn chảy ra khỏi Trung Quốc không thể dự đoán trước được"- một nhà kinh tế học cho biết.

Sự suy luận đơn giản từ những con số trên tiêu đề là hàng loạt tài sản được rút khỏi Trung Quốc  để tìm kiếm siêu lợi nhuận ở những nơi khác; dòng tiền ra vào trong thời kỳ bùng nổ đã đảo chiều.

Luồng vốn chảy ra khỏi biên giới quốc gia có thể trở thành một vấn đề lớn khi chúng làm giảm tính thanh khoản trong nước, và trong trường hợp rút vốn hàng loạt chính thức xảy ra, nó sẽ nhanh chóng gây ra sự mất giá lớn của đồng tiền nội địa .

Nhưng trong việc phân tích và bóc tách bản chất của các luồng vốn, các nhà kinh tế đã đi đến kết luận rằng các bức tranh toàn cảnh mang nhiều sắc thái hơn thế, và nguyên nhân mà các tài sản được rút ra khỏi đất nước không phải là điều khiến chúng ta quá lo ngại.

Phần lớn các luồng vốn chảy ra khỏi đất nước có thể là do sự thận trọng trong quản lý bảng cân đối kế toán của các công ty trong nước.

Do một thực tế ngày càng rõ rằng đồng nhân dân tệ sẽ không thể giao dịch thương mại một chiều tốt hơn so với đồng đô la Mỹ, các tập đoàn Trung Quốc đã tìm cách để nhanh chóng trả bớt nợ ngoại hối.

Kewei Yang- giám đốc chiến lược khu vực châu Á-Thái Bình Dương của ngân hàng Morgan Stanley giải thích:

Các khu vực tư nhân đang hành động tích cực hơn trong việc tối ưu hóa quản lý tài sản và nợ. Trong suốt giai đoạn yếu ớt của nền kinh tế vĩ mô và sự kỳ vọng đồng nhân đân tệ sẽ yếu đi, khu vực tư nhân trở nên tích cực hơn trong việc giảm nợ đồng đôla và thay vào đó là tăng tài sản bằng đồng tiền này.

Chúng tôi nghĩ rằng những món nợ ngoại hối được trả trước kì hạn và "thương vụ trao đổi " của các đơn vị trong nước đã góp phần đáng kể vào sự rút vốn lớn gần đây. Một vài năm trước quý 2 năm 2014, đặc biệt là trong năm 2013 và đầu năm 2014, niềm tin rằng nhân dân tệ sẽ tăng giá và chênh lệch lãi suất sẽ lớn hơn rất manh mạnh mẽ. Kết quả là, các tổ chức trong nước thi nhau tích lũy nợ ngoại hối, bao gồm cả thông qua vay nước ngoài. Nợ nước ngoài ngắn hạn của Trung Quốc đã tăng đáng kể  và ngân hàng nước ngoài tuyên bố đã cho các doanh nghiệp Trung Quốc vay hơn 440 tỉ đôla tính từ cuối năm 2012 tới quý 1 năm 2014, theo số liệu từ Ngân hàng Thanh toán Quốc tế (BIS).

Kể từ quý 2 năm 2014, sau động thái của PBC đưa đồng nhân dân tệ trở lên suy yếu, phần lớn thị trường đã kì vọng sự mất giá của đồng nhân dân tệ để thay vì sự tăng giá. Sự suy yếu của nền kinh tế Trung Quốc và việc cắt giảm lãi suất, cùng với tăng giá của đồng đôla và chính sách nới lỏng tiền tệ, đã củng cố thêm kỳ vọng mất giá của đồng nhân dân tệ. Những thay đổi đó thúc đẩy các doanh nghiệp Trung Quốc giảm nợ ngoại hối và thay vào đó là tích lũy tài sản bằng đồng tiền ngoại.

Ông Yang cũng mong đợi các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc sẽ không cho phép đồng tiền của họ rớt giá quá nhanh, để không làm trầm trọng thêm lo lắng về việc phải hoàn trả các khoản nợ bằng đồng đôla, ông nói "Sự suy yếu không được chuẩn bị trước của đồng tiền nội địa có thể gây nguy hiểm nghiêm trọng đến sự ổn định tài chính của Trung Quốc (nghiêm trọng hơn nhiều so với những biến động thị trường chứng khoán).”

Các nhà kinh tế của hai ngân hàng UBS và JPMorgan cũng đưa ra quan điểm rằng trong trường hợp đầu tư nước ngoài ròng, lượng vốn chảy vào sẽ không thay đổi – dòng vốn đầu tư trực tiếp ra nước ngoài chỉ vừa mới tăng tốc.

Chính phủ Trung Quốc muốn các tập đoàn đa quốc gia giữ doanh thu được tạo ra ở nước ngoài và đã khuyến khích các ngân hàng trong nước cho nước ngoài vay như là một phần của một chiến lược "hướng ngoại", bà Wang nhận định. Do đó, các loại luồng vốn chảy ra khỏi Trung Quốc có thể được xem như là đã " hoàn thành nhiệm vụ " do các nhà hoạch định chính sách đề ra.

Những dòng chảy ra bên ngoài được tiếp tục được điều khiển bởi chính phủ, họ đã chi ra 168 tỷ đôla để tái cơ cấu vốn các ngân hàng chính sách và các tổ chức quỹ cho vay quốc tế kể từ nửa cuối năm 2014, bà cho biết thêm.

Cuối cùng, ngài Zhu JPMorgan cho biết sự quốc tế hoá nhanh chóng của các đồng tiền phổ biến – làm tăng thương mại quốc tế bằng đồng nhân dân tệ- "đã định hình lại đáng kể luồng chảy của dòng vốn", với lượng hàng nhập khẩu được giao dịch bằng đồng nhân dân tệ cao hơn nhiều so với xuất khẩu. Theo tính toán của ông, các giao dịch xuyên quốc gia chiếm khoảng một phần tư dòng vốn chảy ra khỏi Trung Quốc kể từ nửa cuối năm 2014.

Một khi bạn chịu trách nhiệm điều chỉnh cán cân cân bằng cho doanh nghiệp, tốc độ quốc tế hóa nhanh chóng của đồng nhân dân tệ và sự thay đổi trong đầu tư trực tiếp nước ngoài ròng - cái mệnh danh là luồng tiền nóng, chiếm ít hơn 30 % tổng vốn chảy ra ngoài quốc gia trong hơn bốn quý vừa qua , ông Zhu ước tính.

Các nhà kinh tế cho rằng Trung Quốc đang trải qua một sự thay đổi thành phần trong cán cân thanh toán, cái mà dường như phần lớn là có chủ định và có chính sách định hướng. Ngay cả khi một nước đã quen với quy mô lớn và tài khoản vốn thặng dư, khẳ năng chuyển sang thâm hụt là rất lớn –và chẳng có vấn đề gì phải làm quá lên trong trường hợp này.

" Một nền kinh tế thay đổi như vậy –đã được thúc đẩy bởi những cải cách về tỷ giá (giảm sự can thiệp của ngân hàng trung ương lên các thị trường ngoại hối), sự thay đổi trong  triển vọng CNY, tác động của quốc tế hoá đồng nhân dân tệ, và sự thay đổi vai trò của Trung Quốc từ một người nhận vốn sang xuất khẩu vốn, cộng thêm các yếu tố thị trường trong nước và toàn cầu khác ", ông Zhu khẳng định. "Một lần nữa, lượng vốn chảy ra ngoài khuôn khổ quốc gia không có nghĩa là nó tương đương với lượng vốn biến mất ".

Trong khi đó, bà Wang cho rằng Chính phủ Trung Quốc có cách riêng của mình để ngăn chặn luồng vốn từ từ vượt khỏi tầm kiểm soát và việc thanh khoản trong nước yếu đi.

"Nếu chính phủ Trung Quốc quan ngại về luồng vốn chảy ra đột ngột và gây mất ổn định, họ có thể làm chậm tốc độ mở cửa tài khoản vốn và ổn định tỷ giá kỳ vọng được neo vào tỷ giá cố định hàng ngày và can thiệp vào thị trường ngoại hối," nhà kinh tế học cho biết. "Chúng tôi nghĩ rằng mức dự trữ ngoại hối 3.7 triệu tỉ đôla của Trung Quốc và lượng vốn kiểm soát hiện đủ để chống lại áp lực mất giá lớn không mong muốn trong năm tới."

Tiếp tục giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc cũng sẽ giúp thúc đẩy tỉ lệ tăng trưởng và bù đắp việc các luồng vốn có thể tác động tiêu cực có điều kiện về lên thanh khoản trong nước, bà cho biết thêm.

Thúy Anh (Bloomberg)

Theo: ANTT/NĐT
Thích và chia sẻ bài viết này :
Tags :
Tin liên quan
Mọi góp ý tin bài cho chúng tôi vui lòng gửi vào email: antt.toasoan@gmail.com
Đang phổ biến