Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank - TCB) vừa công bố tài liệu họp đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên năm 2020, dự kiến tổ chức vào ngày 20/6 tại Hà Nội.
Theo tài liệu được công bố, HĐQT Techcombank sẽ trình cổ đông phương án tăng vốn điều lệ thông qua việc phát hành bán cổ phần cho người lao động (ESOP) của Techcombank. Tổng giá trị phát hành là hơn 4,76 triệu cổ phiếu, tương đương khoảng 0,14% số lượng cổ phiếu đang lưu hành, với giá là 10.000 đồng/cổ phiếu.
Dự kiến phát hành trong quý III hoặc quý IV vào thời điểm phù hợp và được sự chấp thuận của cơ quan quản lý. Nếu phát hành số cổ phiếu này, vốn điều lệ của Techcombank dự kiến tăng từ 35.001 tỷ đồng lên 35.049 tỷ đồng.
Theo lý giải của ngân hàng này, việc phát hành bán cổ phần cho người lao động và các thoả thuận nhằm thu hút, khuyến khích và giữ chân cán bộ và nhân viên giỏi tiếp tục làm việc tại ngân hàng.
Hiện, giá cổ phiếu TCB của Techcombank trên sàn chứng khoán đang ở mức khoảng 20.900 đồng/cổ phiếu.
Lợi nhuận còn lại có thể phân phối hiện lên tới hơn 17.630 tỷ đồng, tuy nhiên Techcomban dự kiến tiếp tục duy trì thêm 1 năm không chia lợi nhuận
Về kế hoạch kinh doanh năm 2020, Techcombank đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng đạt 13% hoặc cao hơn trong mức Ngân hàng Nhà nước cho phép, khoảng 291.586 tỷ đồng. Huy động vốn là 286.820 tỷ đồng, tăng trưởng 13%. Tổng tài sản tăng 12% lên mức 431.483 tỷ đồng.
Tuy nhiên, mục tiêu lợi nhuận trước thuế hợp nhất lại gần như đi ngang so với năm ngoài, dự kiến đạt 13.000 tỷ đồng, chỉ tăng 1% so với cuối năm 2019. Tỷ lệ nợ xấu kiểm soát dưới 3%.
Để đạt được kết quả này, lãnh đạo Techcombank cho biết, ngân hàng sẽ tiếp tục mở rộng theo mô hình hệ sinh thái cho chuỗi giá trị hàng tiêu dùng nhanh (FMCG) và giảm sự phụ thuộc vào chuỗi giá trị nhà ở (ReCoM).
Trong chuỗi giá trị bất động sản, xây dựng và vật liệu xây dựng (ReCoM), Techcombank sẽ tiếp tục tập trung vào các phân khúc ít rủi ro như người mua nhà ở, các giai đoạn bán và giao hàng của dự án trong khi với giai đoạn xây dựng thì tập trung cho vay nhà thầu để phân tán rủi ro.
Đặc biệt, tại ĐHĐCĐ lần này, các cổ đông quan tâm chính là kế hoạch phân phối lợi nhuận của nhà băng này khi đã 8 năm liên tiếp Techcombank chưa chia cổ tức cho cổ đông.
Theo tài liệu của nhà băng này, sau khi nộp thuế và trích lập các quỹ, khoản lợi nhuận còn lại có thể phân phối hiện lên tới 17.635 tỷ đồng, gần bằng một nửa vốn điều lệ.
Tuy nhiên, lãnh đạo ngân hàng dự kiến tiếp tục duy trì thêm 1 năm không chia lợi nhuận với lý do phục vụ cho hoạt động kinh doanh.
Trong năm trước, dù là ngân hàng có lợi nhuận cao nhất khối tư nhân nhưng nhà băng này cũng không chia cổ tức với lý do tương tự đưa ra năm nay. Nếu tờ trình phân phối lợi nhuận 2019 được thông qua, đây sẽ là năm thứ 9 liên tiếp Techcombank không chia cổ tức.
Linh Nhi (t/h)
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy