Masan từng bước thâu tóm dự án Núi Pháo như thế nào?
27/07/2016 15:40:17
ANTT.VN – Từ những biến cố trong quá trình thực hiện dự án Núi Pháo, Masan đã từng bước thâm nhập và thâu tóm dự án này.

 

Tin liên quan

Mới đây, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã thống nhất với đề xuất của UBND tỉnh Thái Nguyên sẽ tiến hành ngay việc thanh tra toàn diện về tài nguyên môi trường của công ty Núi Pháo bắt đầu từ đầu tháng 8 tới. Việc thanh tra sẽ bao gồm một số lĩnh vực thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Tài nguyên và Môi trường như: bảo vệ môi trường, khoáng sản, tài nguyên nước, đất đai.

Mỏ Núi Pháo của tập đoàn Masan

Dự án Núi Pháo có diện tích hơn 9 km2, là một trong những mỏ vonfram đa kim có trữ lượng lớn nhất thế giới. Hiện nay, CTCP Tài nguyên Masan - Masan Resources (thuộc tập đoàn Masan) quản lý và khai thác dự án này.

Giữa thập niên 1990, công ty khoáng sản Tiberon Minerals của Canada phát hiện ra khu vực Núi Pháo, huyện Đại Từ, Thái Nguyên là một mỏ đa kim có trữ lượng lớn với các khoáng sản có giá trị cao, gồm vonfram, bismut và florit. Khi đi vào hoạt động, mỏ Núi Pháo sẽ trở thành nhà cung cấp vonfram và bismut lớn nhất và nhà cung cấp florit lớn thứ 2 bên ngoài Trung Quốc.

Sau một thời gian dài thăm dò và lập dự án, đến đầu năm 2004, liên doanh Nuiphaovica – do Tiberon sở hữu 70%, phần còn lại thuộc về 2 đối tác trong nước – đã nhận được giấy phép đầu tư và được cấp giấy phép khai thác năm 2005. Thời điểm này đối tác nước ngoài là Tibron Canada đang nắm giữ 70% mỏ Núi Pháo, Việt Nam chỉ có 30%. Tuy nhiên, khủng hoảng kinh tế khiến Tibron năm 2007 đã bán lại Núi Pháo cho Quỹ đầu tư Dragon Capital, thế nhưng Dragon Capital cũng không thể lo liệu vốn để khai thác dự án và buộc phải tạm dừng khai thác vào năm 2008.

Những biến cố trên của Núi Pháo là cơ hội để ông Nguyễn Đăng Quang, bấy giờ là Phó Chủ tịch Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank) và Chủ tịch tập đoàn Masan tham gia vào dự án Núi Pháo với việc tập đoàn này mua lại toàn bộ 70% cổ phần tại Công ty Núi Pháo từ tay Dragon Capital vào năm 2010.

Thương vụ mua lại dự án Núi Pháo là một trong những thương vụ M&A phức tạp nhất từ trước đến nay với một loạt các giao dịch phát hành hối phiếu nhận nợ, quyền chọn mua, quyền chọn bán.

Quá trình thâu tóm dự án Núi Pháo của Masan

Sau khi hoàn tất sở hữu dự án Núi Pháo vào tháng 9/2010, Masan đã rất khẩn trương trong việc huy động vốn và đầu tư xây dựng nhà máy.

Đến cuối năm 2013, khi hai bên hoàn tất các điều khoản của thương vụ này, phía Dragon Capital đã nhận về gần 30 triệu cổ phiếu Masan Group cùng một lượng lớn tiền mặt. Đổi lại, phía Masan đã trực tiếp sở hữu hơn 3/4 lợi ích của dự án Núi Pháo.

Thế mạnh của Masan so với các nhà đầu tư trước của dự án Núi Pháo là tiềm lực tài chính nội tại cũng như khả năng huy động vốn từ bên ngoài.

Hai quỹ đầu tư Mount Kellet và PENM Partners thuộc BankInvest đã đầu tư tổng cộng 150 triệu USD để mua cổ phiếu phổ thông và cổ phiếu ưu đãi của Masan Resources. Về vốn vay, Masan Resources đã huy động được 6.800 tỷ đồng trái phiếu dài hạn cùng các khoản tín dụng khác.

Đến 1/4/2014, sau hơn 3 năm đầu tư xây dựng cùng hơn 1 tỷ USD đã được đổ vào dự án, mỏ Núi Pháo chính thức đi vào sản xuất thương mại, bổ sung nguồn doanh thu đáng kể cho Masan Group.

Để khai thác siêu dự án này, Masan đã thành lập tới 4 pháp nhân để tiếp quản dự án Núi Pháo, gồm Masan Horizon, Masan Resources, Masan Thai Nguyen Resources và Nui Phao Mining. Trong đó, Masan Resources (MSR) là công ty nắm vai trò đầu mối và Nui Phao Mining là công ty trực tiếp được cấp giấy phép khai thác thay cho liên doanh Nuiphaovica trước đây.

Tuy vậy, khi dự án chính thức đi vào khi dự án đi vào hoạt động thì giá vonfram đang ở mức thấp nhất trong vòng 5 năm trở lại đây khiến do kết quả kinh doanh của 2 năm 2014-2015 chưa được như mong đợi.

PV

Theo: ANTT/NĐT
Thích và chia sẻ bài viết này :
Tags :
Tin liên quan
Mọi góp ý tin bài cho chúng tôi vui lòng gửi vào email: antt.toasoan@gmail.com
Đang phổ biến