Tin liên quan
Sáng 2/11, Tỉnh Bình Định phối hợp với Hiệp hội các nhà đầu tư Việt Nam tại Lào (AVIL) tổ chức Tọa đàm hợp tác kinh tế giữa các tỉnh Tây Nguyên, Nam Trung Bộ và các tỉnh Trung - Nam Lào lần thứ 2.
Theo thống kê của AVIL, đầu tư của các doanh nghiệp Việt Nam vào Lào tập trung lớn tại khu vực Trung Nam Lào. Tính đến nay, Chính phủ Lào đã cấp phép đầu tư cho 413 dự án của các doanh nghiệp Việt Nam với tổng số vốn đầu tư khoảng 5 tỷ USD. Thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đến nay, Lào đã cấp phép 423 dự án cho các doanh nghiệp Việt Nam với số vốn khoảng 5 tỷ USD tập trung chủ yếu ở Trung và Nam Lào. Doanh nghiệp nổi bật là Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai đã đầu tư vào Lào 1,2 tỷ USD, tập trung vào lĩnh vực nông nghiệp và thủy điện.
Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai đầu tư 1,2 tỷ USD sang Lào
Tổng số vốn FDI giải ngân lũy kế của các dự án Việt Nam đến nay đạt xấp xỉ 1,5 tỷ USD, tương ứng 30% tổng vốn đầu tư đăng ký của Việt Nam tại Lào. Trong đó nhiều dự án đã đi vào hoạt động đạt hiệu quả tốt, góp phần làm tăng trưởng nền kinh tế Lào, tăng thu ngân sách và tạo việc làm ổn định cho trên 30 nghìn lao động của Lào.
Về hợp tác thương mại, tính đến hết tháng 9/2014, kim ngạch thương mại hai chiều Việt Nam – Lào đạt 995 triệu USD. Riêng khu vực Trung Nam Lào, kim ngạch thương mại hai chiều đạt khoảng 600 triệu USD, tăng 48,3% so với cùng kỳ năm 2013, chiếm 60% tổng kim ngạch thương mại Việt Nam – Lào.
Trong đó xuất khẩu từ Việt Nam sang Lào đạt 190 triệu USD, nhập khẩu từ Lào đạt 410 triệu USD. Dự kiến đến hết năm 2014, kim ngạch hai chiều Việt Nam – Lào đạt khoảng 1,4 tỷ USD.
Mục tiêu phấn đấu của AVIL đến 2015, đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam sang Lào phấn đấu đạt được 5,8 tỷ USD, tăng trưởng khoảng 11,6%. Trong đó khu vực Trung Nam Lào chiếm 95,5%, tăng trưởng 12%.
Cũng theo thông tin từ AVIL, 2 nước dự kiến sẽ tổ chức Hội nghị hợp tác kinh tế giữa Việt Nam và Lào vào tháng 1/2015. Tại buổi Tọa đàm, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định, dựa trên các lợi thế về vị trí địa lý, quan hệ nhân dân gắn bó hữu nghị giữa Lào - Việt Nam, tiềm năng về tài nguyên thiên nhiên, con người của hai nước có điều kiện để phát triển nông lâm nghiệp, năng lượng, chế biến khoảng sản và du lịch.
"Việt Nam có điều kiện về cảng biển, du lịch, có năng lực tài chính về các lĩnh vực nêu trên, đó là thuận lợi cơ bản để doanh nghiệp hai nước đẩy mạnh đầu tư thương mại hai chiều và hợp tác phát triển mạnh mẽ hơn", Phó thủ tướng nói.
Phó Thủ tướng đề nghị thời gian tới, các cơ quan và doanh nghiệp của hai nước tiếp tục ủng hộ mạnh mẽ hơn nữa và có các biện pháp cụ thể hỗ trợ doanh nghiệp hai bên phát triển đầu tư, kinh doanh. Tiếp tục duy trì cơ chế đối thoại; đẩy nhanh hoàn thiện các hiệp định liên quan đến thương mại, đầu tư; hình thành cơ chế, chính sách hài hòa, tạo khuôn khổ pháp lý và áp dụng các thủ tục, hỗ trợ thiết thực về tài chính cho các dự án đầu tư của doanh nghiệp hai nước.
Các nhà đầu cần tư tập trung nguồn lực đẩy nhanh thực hiện các dự án đầu tư đã được cấp phép; đảm bảo tiến độ, chất lượng dự án đầu tư như đã cam kết, chấp hành nghiêp túc pháp luật của Lào. Nêu cao trách nhiệm xã hội đối với cộng đồng, tạo thêm việc làm, bảo vệ môi trường, đóng góp thiết thực vào xóa đói giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội.
Nên đọc
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy