Một năm sau, sự biến mất của MH370 vẫn là câu chuyện lớn nhất của Malaysia, là sự kiện thống trị các trang tin dù chỉ là với những chi tiết nhỏ nhất mới xuất hiện. Chuyến bay mất tích, cùng với những phản ứng gây tranh cãi của chính phủ Malaysia trong vụ việc này đã có một tác động đáng kinh ngạc với quốc gia này. Malaysia hiện giờ đã rất khác so với một năm trước đây về cả chính trị, ngoại giao và kinh tế.
Vấn đề minh bạch được đặt lên hàng đầu
Trong hơn 50 năm qua, Malaysia đã được cai trị bởi các liên minh cầm quyền cùng với nhiều điều tiếng về việc thiếu minh bạch và các phương tiện truyền thông giám sát chưa được coi trọng.
Giới chức Malaysia điều trần trong cuộc họp báo về sự kiện MH370
Việc thiếu kinh nghiệm của chính phủ Malaysia trong việc đối phó với báo chí đã bị lộ rõ trong và sau khi MH370 mất tích.
Các quan chức cấp cao của Malaysia đã tổ chức cuộc họp với các nhà báo quốc tế về vấn đề MH370 và trong thời gian đó họ đã lảng tránh, mâu thuẫn, và thậm chí còn hạ mình. Tại một cuộc họp báo vào 10/3/2014 Datuk Seri Hishammuddin Hussein, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã giận dữ trả lời một phóng viên: "Bạn đang nói chuyện với bộ trưởng quốc phòng mà cứ làm tôi là bộ trưởng bộ giao thông vận tải. Tôi làm sao biết được. "
Đối với những người lần đầu tiếp xúc với Malaysia, sự lảng tránh này khiến mọi người cảm thấy nghi ngờ liệu quốc gia này có che giấu điều gì. Những chỉ trích gay gắt sau cuộc họp báo trên đã khiến hầu hết người Malaysia phải xấu hổ.
Những động thái quyết tâm minh bạch hóa chính quyền là cần thiết, đặc biệt là trên kênh Facebook và những phương tiện truyền thông khác, nơi những người Malaysia lúc bấy giờ thể hiện sự kinh ngạc và cả tức giận đối với những thiếu sót của chính phủ trong việc thông tin về sự kiện MH370.
Chính phủ lúc đó đã lưu tâm hơn đến sự phẫn nộ của người dân Malaysia thể hiện trên phương tiện truyền thông xã hội và nhanh chóng công bố những thông tin họ biết hay không biết về chiếc MH370 – bao gồm cả việc chậm trễ đối phó với thảm họa.
Điều này đã đánh dấu một bước ngoặt trong tầm minh bạch và thanh liêm của chính phủ Malaysia.
Và đó chỉ là một khúc dạo đầu cho phản ứng nhanh chóng và chặt chẽ của chính phủ được tiếp tục phát huy trong sự kiện chiếc MH17 bị bắn rơi khi bay qua Ukraine vài tháng sau đó.
Quan trọng hơn cả, phương tiện truyền thông Malaysia cũng như bất đồng chính trị đã được phản ứng mau lẹ của chính phủ tiếp động lực để giải quyết những vấn đề lớn. Thảm họa MH370 là một minh chứng cho thấy khi tạo ra đủ áp lực (kết hợp với sự thúc đẩy từ quốc tế) có thể ít ra khiến giới chức Malaysia trở nên minh bạch và có trách nhiệm hơn. Trong vòng 1 năm kể từ vụ biến mất bí ẩn, các phương tiện truyền thông độc lập và đã tích cực hơn trong việc chất vấn chính phủ. Và điều này đã có kết quả nhãn tiền bao gồm một chương trình kiểm toán dài quỹ phát triển chính phủ Malaysia được khởi động nhờ những nghi vấn về sự quản lý tài chính yếu kém của đơn vị này.
Những quan hệ song phương
Người thân của các hành khách Trung Quốc trên chuyến bay định mệnh tỏ thái độ phẫn nộ (ảnh: Reuters)
Trên chuyến bay định mệnh MH370 có 154 người quốc tịch Trung Quốc. Một vài tuần sau vụ biến mất, truyền thông Trung Quốc đã chỉ trích thái độ và nỗ lực của Malaysia. Cùng lúc đó, những gia đình nạn nhân người Trung Quốc cũng công khai chỉ trích đại sứ Malaysia và thậm chí còn tổ chức một cuộc biểu tình ồn ào bên ngoài đại sứ quan Malaysia tại Bắc Kinh.
Tại Malaysia, sự cảm thông dành cho những hành khách Trung Quốc nhanh chóng được thay thế bằng sự khiếp sợ và sự trách móc của Bộ trưởng Quốc phòng Malaysia, người cho rằng dữ liệu vệ tinh của Trung Quốc đã “làm chệch hướng” thiết bị tìm kiếm máy bay của Malaysia. Những sự kiện nổi cộm như vậy đã đánh dấu một sự biến chuyển lớn tại đây.
Theo Trung tâm Nghiên cứu Pew về dư luận toàn cầu đối với Mỹ và Trung Quốc, Malaysia là một trong hai quốc gia châu Á xem Trung quốc là đồng minh chủ chốt. Sự kiện này đã ảnh hưởng khá lớn đến mối quan hệ song phương của Malaysia với hai cường quốc này.
Trong năm qua, chính phủ Malaysia cũng đã nỗ lực để xây dựng mối quan hệ gần gũi hơn với Hoa Kỳ, thậm chí còn mời Mỹ do thám máy bay để sử dụng các căn cứ trên lãnh thổ Malaysia. Mặc dù sự biến mất của MH370 không chịu trách nhiệm về hàng rào ngoại giao quan trọng này, nó chắc chắn đã đóng một vai trò quan trọng trong việc mở rộng khoảng cách đó.
Xã hội hóa Hàng không Malaysia
Biểu tượng hàng không Malaysia từng đứng trên bờ phá sản
Được thành lập vào năm 1972, hãng Hàng không Malaysia Airlines từ lâu đã là một trong những công ty liên kết chính phủ nổi bật nhất của Malaysia. Hãng này chiếm 54% tỉ trọng trong chỉ số Kuala Lumpur Index và thống trị các ngành công nghiệp trọng điểm trên toàn đất nước.
Họ được chính quyền Malaysia kiểm soát và sở hữu, và được xem là một đơn vị có bảo trợ lớn bởi quốc khố nhà nước. Tuy nhiên, ngay cả trước khi MH370 biến mất, Malaysia Airlines đã ở trong tình trạng tài chính xuống dốc nghiêm trọng, báo cáo lỗ 3 năm liên tiếp trong giai đoạn mà hầu như các hãng hàng không khác trên thế giới đang bùng nổ.
Doanh thu bán vé sụt giảm nhanh chóng sau sự biến mất của MH370 (và sau đó là MH17) đã đưa hãng hàng không này đến bờ vực phá sản và giải thể. Chính phủ Malaysia không cho phép một sự sỉ nhục quốc gia như vậy xảy ra. Khazanah Nasional, quỹ tài sản kiểm soát các hãng hàng không Malaysia đã mua lại và thuê một CEO nước ngoài – việc chưa từng có tiền lệ trong lịch sử hàng không Malaysia - người đang cắt giảm 6.000 việc làm.
Đó là một bước đi thực tế cho một hãng hàng không góp phần xây dựng biểu tượng cho Malaysia, và động thái này đã dấy lên hy vọng rằng chính phủ Malaysia sẽ sẵn sàng xã hội hóa các doanh nghiệp liên kết nhà nước khác đặc biệt là khi nền kinh tế phụ thuộc vào dầu mỏ vấp ngã trong sự sụt giá nghiêm trọng năm 2014. Những hệ lụy tích cực này chỉ có thể là kết quả từ thảm họa MH370 mà thôi.
Tú Anh (theo Bloomberg)
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy