Mở cửa nhưng tuyệt đối không được chủ quan
Đại dịch Covid-19 đã tác động đến mọi mặt của đời sống xã hội của nước ta. Trước tình hình đó, ngày 11/10/2021 Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 128/NQ-CP quy định tạm thời về thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19, kịp thời có các giải pháp tích cực tháo gỡ khó khăn trước mắt.
Bên cạnh các ngành khác, thì việc mở cửa du lịch là điều cần làm để nhanh chóng phục hồi ngành công nghiệp không khói. Tuy nhiên, vấn đề được đặt ra là cần phải làm gì để mở cửa ngành du lịch an toàn, hiệu quả nhất là trong bối cảnh dịch Covid-19 vẫn có những diễn biến phức tạp.
Dưới góc độ y tế, trao đổi với Người Đưa Tin, GS. Nguyễn Anh Trí, nguyên Viện trưởng Viện Huyết học Truyền máu Trung ương, ĐBQH khoá XV nhận định, phải xác định dịch bệnh hiện nay đã chuyển qua giai đoạn khác, dịch phân tán về các nơi. Tuy nhiên, phải khẳng định rằng công cuộc chiến đấu với dịch của chúng ta đã diễn ra rất quyết liệt.
Theo GS. Nguyễn Anh Trí, hiện nay chúng ta đã mở cửa “thích ứng an toàn với dịch” nhưng tuyệt đối không được chủ quan.
Vấn đề thứ 2 là người tiêm vắc-xin Covid-19 ở trong nước, theo số liệu của Bộ Y tế, tính đến ngày 14/11 có 99,039,629 liều vắc-xin phòng Covid-19 đã được tiêm. Như vậy, với số liệu này, theo GS. Nguyễn Anh Trí chúng ta có thể yên tâm hơn và người dân cũng thực hiện 5K khá tốt.
“Đứng trước tình hình này, Chính phủ đã ra ngay Nghị quyết 128 để cho các địa phương, các tỉnh thành hiểu được và thực hiện phòng, chống dịch theo tinh thần “sống chung nhưng phải có hiểu biết với dịch bệnh”. Hiểu biết để phòng cho đúng”, GS.Nguyễn Anh Trí bày tỏ.
Bàn về vấn đề mở cửa du lịch, GS. Nguyễn Anh Trí cho rằng rất nên mở cửa du lịch, lý do được vị chuyên gia đưa ra đó là: “Tất cả những việc phòng, chống dịch như 5K, tiếp tục đẩy mạnh tiêm vắc-xin, đặc biệt là vắc-xin cho trẻ em để trẻ được đến trường… cũng đang được triển khai rất đồng bộ”.
Cũng theo GS. Nguyễn Anh Trí, khi phát hiện ca bệnh, phải khoanh vùng thật nhanh, thật gọn và bóc tách cho được F0 ra khỏi cộng đồng. Nếu xét nghiệm thì phải thần tốc, nhưng điều quan trọng nhất là phải trọng tâm, trọng điểm.
Bên cạnh đó, việc điều trị cho bệnh nhân F0 cũng đã có các biện pháp hạn chế tử vong, thuốc chống đông, oxy… điều này, Bộ Y tế cũng đã chuẩn bị rất quyết liệt. Nên, GS. Nguyễn Anh Trí cho rằng đừng mong “Zero Covid”. Còn nếu có F0 thì chúng ta đã gom lại, cách ly, lực trong người (có nghĩa là vắc-xin – PV) đã có. Vì vậy, bây giờ phải mở cửa.
“Khi dịch căng thẳng chúng ta tập trung chống dịch, nhưng bây giờ dịch dịu đi thì phải tập trung làm kinh tế. Nhu cầu đi lại, học tập, làm việc… là những nhu cầu rất chính đáng và phải được tôn trọng. Tuy nhiên, khi mở cửa du lịch thì cũng cần phải có hiểu biết, có quản lý”, GS. Nguyễn Anh Trí bày tỏ.
Luôn luôn đặt vấn đề an toàn Covid lên hàng đầu
Hà Nội làm thế nào để mở cửa du lịch một cách an toàn cũng là vấn đề nhiều người quan tâm, thông tin với Người Đưa Tin về điều này, Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Trần Thị Nhị Hà cho biết: “Với hệ thống các cơ sở khách sạn, cơ sở lưu trú, Hà Nội cũng đã cho phép mở cửa hoạt động trở lại các cơ sở lưu trú, khách sạn và cũng đã đặt ra vấn đề về an toàn phòng chống dịch. Như vậy, mỗi điều kiện khi mở cửa các khu công nghiệp, khách sạn, lưu trú, các quán ăn… thì Hà Nội luôn luôn đặt an toàn covid và có những điều kiện quy định như: khai báo y tế, quẹt QR code khi đi vào các cơ sở đó.
Ngoài ra, thẻ xanh covid cũng rất quan trọng thời gian tới, để khẳng định người dân này là chủ thể an toàn để chúng ta có thể giao lưu đi lại. Trong đó, nhấn mạnh cá nhân là quan trọng, cá nhân an toàn thì có thể tham gia vào các hoạt động, đây là vấn đề phù hợp với quốc tế để đưa ra các điều kiện với một cá nhân an toàn”.
Về khó khăn khi mở cửa, vị lãnh đạo Sở Y tế Hà Nội cũng cho biết: “Chủ trương của Chính phủ là sống thích ứng an toàn, kiểm soát có hiệu quả với dịch bệnh. Rõ ràng, ngành y tế phải đối đầu với nhiều áp lực, quan trọng nhất là nâng cao năng lực y tế để có thể thích ứng được điều kiện hoàn cảnh khi có người dân đi từ vùng có dịch về, khi người dân nhập cảnh vào Hà Nội, trong số những người đi về như vậy sẽ có những F0, nên cần nâng cao năng lực hệ thống y tế.
Với Hà Nội, năng lực về hệ thống dự phòng, điều tra truy vết, chúng tôi sẽ đẩy mạnh để đảm bảo giảm tải năng lực điều trị. Tuy nhiên, vẫn phải đi song song từ dự phòng đến năng lực điều trị, hệ thống y tế cơ sở. Với năng lực như vậy, cần phải đưa ra chiến lược về y tế. Với năng lực dự phòng, đó là năng lực điều tra, truy vết, khoanh vùng, dập dịch, cách ly, xét nghiệ, tiêm chủng. Với năng lực của hệ thống y tế cơ sở, đó là từ sớm, từ xa, ngay từ cơ sở và phải nâng cao năng lực các tuyến y tế cơ sở, trạm y tế xã phường, để có thể điều trị người bệnh F0 ngay tại tuyến y tế cơ sở và có các trạm y tế lưu động. Với năng lực hệ thống y tế điều trị, rõ ràng có những phân tầng, phân tuyến để điều trị những bệnh nhân nặng, nguy kịch, tầng 2, tầng 3 ở tất cả các hệ thống bệnh viện của Hà Nội”.
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy