Tin liên quan
CTCP Tập đoàn Masan là một công ty đa ngành với quy mô tổng tài sản tính đến hết 30/09/2016 lên tới 73.180 tỷ đồng – top đầu khối doanh nghiệp tư nhân niêm yết. Trực thuộc Masan có 3 công ty con trực tiếp (hoạt động chính là tư vấn quản lý) và có tới 45 công ty con gián tiếp hoạt động đa ngành nghề từ thực phẩm, đồ uống, nông nghiệp tiêu dùng và khai thác chế biến khoáng sản.
Mới đây, CTCP Tập đoàn Masan đã công bố báo cáo tài chính 9 tháng đầu năm 2016 với những con số tăng trưởng ấn tượng về cả doanh thu và lợi nhuận, tuy nhiên công ty mẹ - đơn vị đầu mối cấp vốn cho các công ty con vẫn chưa thoát khỏi tình trạng lỗ.
9 tháng đầu năm, Masan Group báo lãi hơn 2.500 tỷ đồng
Cụ thể, công ty mẹ Masan hoạt động trong lĩnh vực tư vấn quản lý và tư vấn đầu tư có doanh thu từ hoạt động tài chính trong 9 tháng đầu năm 2016 đạt 507 tỷ đồng – chủ yếu đến từ lãi cho vay các công ty con. Trong khi đó, về phần chi phí vẫn chủ yếu là chi lãi vay từ trái phiếu (392 tỷ đồng) và năm 2016, công ty mẹ Masan phải gánh khoản lỗ gần 20 tỷ từ thanh lý các khoản đầu tư.
Tính chung, kết quả kinh doanh 9 tháng đầu năm 2016, công ty mẹ Masan Group vẫn phải tiếp tục báo lỗ 265 tỷ đồng, mặc dù đã giảm tới 50% khoản lỗ cùng kỳ năm trước. Theo giải trình từ công ty, khoản giảm lỗ này là nhờ Masan đã tiết kiệm được chi phí quản lý doanh nghiệp trong kỳ.
Về kết quả kinh doanh của toàn tập đoàn, tính riêng trong quý 3/2016, doanh thu thuần của Masan đạt hơn 11.000 tỷ đồng - tăng 26% so với cùng kỳ, lợi nhuận gộp cũng tăng 26%, đạt 3.282 tỷ đồng.
Tính chung 9 tháng đầu năm, Masan Group đạt 30.148 tỷ đồng doanh thu thuần – tăng 58%. Trong đó, doanh thu từ thức ăn chăn nuôi vẫn giữ vị trí quán quân trong cơ cấu doanh thu, đạt hơn 17.570 tỷ đồng – tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm 2015, doanh thu mảng thực phẩm, đồ uống chỉ tăng 9%, đạt 9.770 tỷ đồng.
Các khoản chi phí tài chính, chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp trong thời kỳ vừa đều tăng khá cao từ 20-30%, cộng gộp các khoản chi phí trên (không tính giá vốn) đã ngốn của Masan Group tới hơn 7.000 tỷ đồng trong vòng 9 tháng.
Như vậy, mỗi ngày tập đoàn đa ngành nghề này phải chi ra hơn 26 tỷ đồng để hoạt động.
Đăc biệt, tính đến cuối tháng 9/2016, Masan Group đang dư nợ hơn 30.000 tỷ đồng trái phiếu, chiếm phần lớn trong chi phí tài chính vẫn là chi phí lãi vay từ trái phiếu (1.925 tỷ đồng).
Tuy gánh chịu khoản chi phí hoạt động thường xuyên cao như vậy, Masan Group vẫn có thế báo lãi 2.534 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế - tăng 117% so với cùng kỳ.
Trước đó, hồi giữa năm 2016, do hoàn thành 54% kế hoạch lợi nhuận năm 2016 ở mức 1.900 tỷ đồng, Ban giám đốc công ty đã nâng dự báo lợi nhuận thuần (theo chuẩn kế toán Việt Nam VAS) thêm 25% lên mức gần 2.400 tỷ đồng, tức tăng trưởng khoảng 60% so với năm 2015.
Hoa Liên
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy