Dòng sự kiện:
Mùng 1 Tháng 'cô hồn' - ngày địa ngục phóng thích, làm gì để tránh xui xẻo?
11/08/2018 05:30:38
'Tháng cô hồn' là tên gọi dùng cho tháng 7 âm lịch, theo quan niệm dân gian đây là tháng của ma quỷ, vì vậy ngay từ ngày mùng Một của tháng nhiều người đã kiêng kị để tránh những xui xẻo cho cả tháng.

Theo truyền thuyết dân gian, ttháng 7 Âm lịch, Diêm Vương sẽ cho mở Quỷ Môn quan để các linh hồn ma quỷ không được thờ tự, phải sống lang bạt được trở về dương gian. Đến ngày Rằm, tất cả quỷ hồn đều phải quay lại địa ngục khi Quỷ Môn đóng cửa. 

Linh hồn chính là các cô hồn quỷ đói dưới âm phủ, bởi vì một số kiêng kị tâm linh nên mọi người không dám nói thẳng là cô hồn quỷ đói mà gọi là các linh hồn. Vào những ngày này, các gia đình thường làm cơm cúng, dâng các lễ vật, tế phẩm cho các linh hồn để họ được bữa cơm no đủ. Ngoài ra, theo truyền thống, dân gian còn treo đèn lồng “Tôn độ công đăng”, trên đèn có viết chữ “Phổ độ âm quang”, “Siêu sinh phổ độ” hoặc “Khánh tán trung nguyên”. Bởi tháng này là tháng cung dưỡng các linh hồn nên rất nhiều chùa chiền cũng sẽ phổ độ công đăng, gọi là “Tạ ơn đăng chân”, đèn sẽ được thắp sáng trong suốt cả tháng.

Để tránh xui xẻo, gặp may mắn, vào ngày mùng 1 tháng 7, buổi sáng nên bái thần linh, tổ tiên, giữa trưa làm lễ cúng, không phải là để thỉnh linh hồn về thưởng thức mà là nghênh tổ tiên về, ngày rằm mới là ngày để đón các linh hồn. Theo Phật giáo thì ngày nào cũng nên dâng hương, cúng bái thần linh và tổ tiên. Các chùa chiền trong tháng này cũng sẽ tụng kinh giảng đạo, cầu cho mọi người bình an, các linh hồn được siêu thoát.ắc rối. Do vậy, nhà nào cũng chuẩn bị tế phẩm phong phú, dù sau thì sau khi tế lễ thì mình vẫn được hưởng thụ.

Mọi người nên hướng tới những điều tốt đẹp. Ảnh minh họa IT

Những điều kiêng kỵ trong tháng cô hồn:

1. Kiêng không được cắt tóc

2. Kiêng xuất tiền của

3. Kiêng một số món ăn như thịt chó, thịt vịt

4. Kiêng gặp gái, gặp người vía dữ

5. Kiêng ngã giá mua hàng rồi bỏ đi

6. Kiêng đi thăm phụ nữ đẻ

7. Kiêng quan hệ nam nữ

8. Kiêng nói bậy, chửi tục

9. Kiêng đánh vỡ bát đĩa, ấm chén

10. Kiêng không nói tới điều rủi ro

Những điều nên làm trong "tháng cô hồn":

1. Làm lễ cúng các cô hồn vào bất cứ ngày nào trong tháng, nếu vào ngày mùng 2 hoặc 16 âm lịch thì càng tốt để tỏ lòng thành chính mình.

2. Thăm mộ phần của người thân trong gia đình ở ngoài nghĩa địa hay trong trong chùa chiền, nơi lưu giữ các hũ hài cốt. Vì trong tháng cô hồn còn gọi là Tết của những người Âm.

3. Trước khi dọn đồ ra cúng cô hồn, nếu chưa kịp thắp nhang khấn vái mà có những người tranh nhau giật các đồ cúng từ trên tay bạn thì ngay lập tức nên buông thả đồ cúng ra khỏi tay. Nếu bạn giật lại thì hậu quả nhận được là những điều tệ hại. Nếu khi bạn chưa làm lễ cúng mà đã có người chầu chực để giật có nghĩa là tín hiệu tốt.

4. Nên hạn chế sát sinh các con vật.

5. Nên ăn chay để tránh điềm dữ.

6. Nên làm phúc thiện mạnh mẽ trong tháng này.

7. Nếu biết tụng kinh thì nên trì tụng (Chú Đại bi, chuẩn đề, vu lan báo hiếu, Địa tạng).

8. Nên ăn nói nhã nhặn, vui vẻ trong gia đình hay trong bạn bè đối tác.

9. Nên tránh xa các cuộc xung đột.

11. Nên cứu người khi gặp nguy cấp.

12. Nên đi chùa chiền thắp nhang cầu xin sức khỏe, cầu siêu…

12. Khi các bạn cúng cô hồn xong thì 1 ngày sau đó hoặc cuối tháng 7 nên dùng bột trừ tà ma tiêu khử, tránh trường hợp các âm hương linh phảng phất vào nhà mình tụ ở lại. Đồng thời vào đầu tháng 8 âm lịch thì nên dùng bột tẩy uế mà tẩy hoàn toàn trong căn nhà mình để có tác dụng cân bằng sinh khí trong ngôi nhà mình ở.

GS.TS Phạm Đức Dương, chuyên gia về Ngôn ngữ dân tộc và Đông Nam Á học chia sẻ: "Mọi người có thể có được đức tin song không nên sa đà vào mê tín. Nhiều khi chính sự sa đà sẽ khiến họ vuột mất cơ hội tốt".  

(*) Thông tin trong bài chỉ mang tính tham khảo, chiêm nghiệm. 

Theo Dân Việt

Theo: ANTT/NĐT
Thích và chia sẻ bài viết này :
Mọi góp ý tin bài cho chúng tôi vui lòng gửi vào email: antt.toasoan@gmail.com
Đang phổ biến