Tin liên quan
Ngày 24/12/2014, trong quá trình chuẩn bị cho Lễ công bố Bảng xếp hạng VNR500 năm 2014 (Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam) vào tháng 1/2015, Công ty Vietnam Report công bố Báo cáo ngành ngân hàng năm 2014, với chủ đề “Ngành Ngân hàng Việt Nam: Phục hồi uy tín và Cơ hội tăng trưởng”
Theo Báo cáo trên, Sacombank vươn lên vị trí dẫn đầu danh sách xếp hạng uy tín truyền thông của các Ngân hàng năm 2014.
Cụ thể, tổng hợp lại theo 12 tiêu chí tính điểm bao gồm: sự hiện diện của NH trên truyền thông, độ bao phủ các chủ đề về các NH, đánh giá truyền thông về NH, sự xuất hiện của CEO, các chủ đề về đổi mới, sản phẩm, quản trị nhân lực, quan hệ xã hội/ khách hàng, dự báo trong tương lai…, dựa trên số liệu đã được mã hóa về các NHTM trong 12 tháng liên tiếp từ tháng 7/2013 đến tháng 6/2014, Vietnam Report đã thực hiện xếp hạng uy tín NH trên truyền thông dựa trên tổng số điểm mà họ nhận được.
Theo đó, dẫn đầu là Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) – một trong số các NH năng động hàng đầu Việt Nam, kế đến là các ông lớn ngành Ngân hàng bao gồm BIDV, Vietinbank, Vietcombank. TP Bank cũng tiếp tục lọt vào Top 5 nhờ hàng loạt thông tin ra mắt hệ thống nhận diện thương hiệu mới “không còn yếu tố FPT” vào cuối năm 2013 và sau đó liên tục giới thiệu các sản phẩm/ dịch vụ ưu đãi mới.
Nguồn: CSDL 2.473 bản ghi về các NHTM tại Việt Nam từ tháng 7/2013 đến tháng 6/2014
Có thể thấy, các ngân hàng nhận được sự quan tâm và đánh giá cao từ truyền thông đa phần là các đại diện điển hình có lợi nhuận kinh doanh cao, hình ảnh xuất hiện tích cực và thường xuyên, nhờ đó có thể chủ động điều chỉnh luồng tin tức có lợi cho NH và hạn chế ảnh hưởng từ các thông tin tiêu cực.
Nghiên cứu được tiến hành dựa trên khảo sát của Vietnam Report với đối tượng tham gia khảo sát là cộng đồng các doanh nghiệp lớn nhất và hoạt động kinh doanh tốt nhất Việt Nam, bao gồm: Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam (VNR500), Top 1000 doanh nghiệp nộp thuế lớn nhất Việt Nam (V1000) và Top 500 doanh nghiệp tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam (FAST500) về thực trạng hoạt động và những khó khăn trong cải cách của ngành ngân hàng.
Đồng thời, nghiên cứu cũng áp dụng việc phân tích lượng hóa nội dung truyền thông nhằm đánh giá hình ảnh, uy tín của ngành ngân hàng nói chung, cũng như từng ngân hàng nói riêng. Phương pháp nghiên cứu phân tích truyền thông để đánh giá hình ảnh, uy tín của các tổ chức kinh tế, doanh nghiệp và ngân hàng dựa trên học thuyết Agenda Setting về sự ảnh hưởng, tác động của truyền thông đại chúng đến cộng đồng và xã hội được 2 giáo sư Maxwell McCombs và Donald L. Shaw chính thức công bố vào năm 1968 và được Tập đoàn Media Tenor International (Thụy Sỹ) hiện thực hóa và áp dụng.
Dựa trên phương pháp phân tích nội dung truyền thông này, Vietnam Report đã tiến hành mã hóa (coding) và phân tích các bài báo viết về ngành ngân hàng được đăng tải trên 3 tờ báo Thời báo kinh tế Việt Nam, Báo Đầu tư, Thời báo Kinh tế Sài gòn trong thời gian từ tháng 7/2013 đến hết tháng 6/2014. Tổng số có 2.473 bản ghi (tương ứng 2.473 coding unit) về các khía cạnh hoạt động của ngân hàng từ sản phẩm, kết quả kinh doanh, thị trường ... tới các hoạt động, hình ảnh và uy tín lãnh đạo của các ngân hàng.
N.G
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy