Theo tính toán của các chuyên gia tại Công ty Chứng khoán SSI, năm 2019 vừa qua có 19 ngân hàng thương mại đã phát hành trái phiếu, trong đó có 12 ngân hàng thương mại niêm yết và 7 ngân hàng thương mại chưa niêm yết.
Cụ thể, nhóm ngân hàng trên chào bán tổng cộng 117.130 tỷ đồng trái phiếu và phát hành thành công 115.022 tỷ đồng, tương ứng tỷ lệ thành công là 98,2%. Kỳ hạn bình quân là 4,1 năm và lãi suất bình quân là 7,04%/năm, đây là nhóm có lãi suất trái phiếu thấp nhất thị trường.
Ngoại trừ BIDV và Vietinbank có các đợt chào bán ra công chúng trong nước và VPBank thực hiện chào bán trái phiếu quốc tế, hầu hết các ngân hàng khác đều phát hành dưới hình thức riêng lẻ.
Có 11/19 ngân hàng có phát hành trái phiếu kỳ hạn dài trên 5 năm trong đó nhiều nhất là BIDV; Vietinbank; Seabank; Lienvietpostbank. Lãi suất các khoản trái phiếu kỳ hạn dài đều trội hơn hẳn, ở mức 7,5-8,5%/năm.
BIDV phát hành trái phiếu nhiều nhất với tổng cộng 18.371 tỷ đồng trái phiếu được phát hành các kỳ hạn từ 6-15 năm trong đó 45,7% là trái phiếu kỳ hạn 6 năm nhưng có kèm theo cam kết mua lại sau 1 năm lưu hành. Vietinbank cũng phát hành 5.500 tỷ đồng trái phiếu các kỳ hạn 7-15 năm chủ yếu dưới hình thức phát hành ra công chúng. Có thể thấy, yêu cầu đáp ứng các tiêu chuẩn Basel II và thông tư 41 khiến nhiều NHTM phải đẩy mạnh phát hành trái phiếu kỳ hạn dài để tăng vốn cấp 2, cải thiện hệ số CAR.
Có 81.360 tỷ đồng trái phiếu, tương đương 70,7% tổng lượng phát hành của các ngân hàng có kỳ hạn từ 3 năm trở xuống với lãi suất chủ yếu là dưới 7%/năm. Việc phát hành các trái phiếu kỳ hạn 2-3 năm có thể giúp các ngân hàng giảm được tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn, tuy vậy các kỳ hạn dài thường phải có lãi suất cao hơn kỳ hạn ngắn nhưng thực tế đa số trái phiếu kỳ hạn 2-3 năm này lại có lãi suất thấp hơn. Ví dụ trái phiếu SHB có kỳ hạn bình quân 2.23 năm và lãi suất trung bình 6.85%, thấp hơn lãi suất tiết kiệm kỳ hạn 1 năm là 7%.
Trái chủ hầu hết là các công ty chứng khoán và họ đã mua 31.500 tỷ đồng, chiếm gần 40% lượng phát hành các kỳ hạn 3 năm trở xuống. Đáng chú ý, nhiều lô phát hành chỉ ghi bên mua chung chung là tổ chức trong nước.
"Lượng mua này là rất lớn nên ngoài các định chế tài chính thì khó có đơn vị nào có đủ năng lực để tham gia. Tính đến 30/9/2019, tổng vốn chủ sở hữu của các công ty chứng khoán tại Việt Nam chỉ là 77.800 tỷ đồng", nhóm nghiên cứu tại SSI nhận định.
Riêng nhóm nhà đầu tư cá nhân chỉ mua các trái phiếu 6-10 năm của BID, CTG, SEA và TPB với tổng giá trị 12.084 tỷ, lãi suất dao động từ 8-9,5% (có lãi suất thả nổi), một khoảng lãi suất hợp lý tương ứng với kỳ hạn dài.
Nhà đầu tư cá nhân chỉ mua các trái phiếu 6-10 năm của BID, CTG, SEA và TPB với tổng giá trị 12.084 tỷ, lãi suất dao động từ 8-9,5% (có lãi suất thả nổi), một khoảng lãi suất hợp lý tương ứng với kỳ hạn dài.
Khánh Linh (T/h)
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy