Dòng sự kiện:
Năm 2019: Thị trường mới nổi sẽ mang lại nhiều 'nỗi đau' hơn cho nhà đầu tư
01/01/2019 16:30:57
Nếu bạn mất tiền vào các trái phiếu và tiền tệ ở khu vực châu Á mới nổi trong năm nay, bạn sẽ nhận được cảnh báo nửa đầu năm 2019 có thể sẽ thấy nhiều thứ tương tự như vậy.

Trong những gì có thể là một vòng tuần hoàn lặp lại không mong muốn, các tài sản rủi ro có khả năng vẫn nằm trong tác động của cuộc chiến thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, một Brexit lộn xộn chưa có hồi kết và các đợt tăng lãi suất của Mỹ. Hầu như tất cả các loại tiền tệ châu Á mới nổi dự kiến ​​sẽ suy yếu vào cuối tháng 6/2019, trong khi lợi suất trái phiếu được dự báo sẽ tăng trong các quốc gia bao gồm Indonesia, Ấn Độ và Thái Lan, theo các dữ liệu được tổng hợp bởi Bloomberg.

Roland Mieth, giám đốc danh mục thị trường mới nổi của Pacific Investment Management Co tại Sigapore cho biết: "Thị trường mới nổi châu Á là khu vực mà chúng tôi tin là vẫn còn nhiều áp lực với lợi suất tăng cao hơn và đường cong lên cao hơn, dựa trên quan điểm của chúng tôi về đường cong lợi suất Hoa Kỳ. Một triển vọng chung cho trái phiếu chính phủ khu vực mới nổi châu Á vẫn còn khá dè dặt", vị giám đốc này kết luận.

Triển vọng ảm đạm

Các báo cáo trong tuần này về PMI sản xuất của Trung Quốc, xuất khẩu của Hàn Quốc và GDP của Singapore có thể cung cấp thêm bằng chứng chứng minh nền kinh tế trong khu vực đang dần mất đà.

Chỉ số Bloomberg JPMorgan Asia Dollar - đo lường 10 loại tiền tệ ở khu vực với USD - đã giảm gần 5% trong năm nay, ghi nhận mức giảm hàng năm lớn nhất kể từ năm 2015. Chỉ số của Bloomberg Barclays về nợ chính phủ khu vực châu Á mới nổi đang hướng đến khoản lỗ hàng năm lần đầu tiên trong suốt ba năm.

Trong khi Hoa Kỳ và Trung Quốc dự kiến ​​gặp nhau vào tuần thứ hai của tháng 1/2019 để tiếp tục tiến trình đàm phán thương mại, thì Citigroup Inc cho biết ngay cả khi tranh chấp thương mại được giải quyết, thiệt hại kinh tế với Trung Quốc vẫn có thể là một mối lo. Nền kinh tế lớn nhất châu Á đã cảm thấy ớn lạnh: doanh số bán lẻ đang hạ nhiệt và lợi nhuận công nghiệp giảm sút, khiến các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc cam kết kích thích nhiều hơn.

Các dấu hiệu tích cực

Có ít nhất một vài lý do để hy vọng về các tài sản khu vực mới nổi: giá dầu đã rớt khoảng 40% so với mức đỉnh hồi tháng 10/2018, và đây là một lợi ích cho các quốc gia nhập khẩu hàng hóa. Các ngân hàng trung ương vẫn hết sức cảnh giác, trong khi hầu hết các nhà phân tích, bao gồm cả những người tại Goldman Sachs Group Inc và UBS Group AG đều cho rằng đồng USD đã gần đạt đến đỉnh điểm.

Stuart Ritson, giám đốc danh mục đầu tư cho nợ thị trường mới nổi tại Aviva Investors tại Singapore cho biết: "Chúng tôi nhận thấy có ít khó khăn hơn đối với các thị trường châu Á từ đồng đô la Mỹ khi chúng ta chuyển sang năm mới nhưng tăng trưởng toàn cầu giảm tốc và căng thẳng thương mại leo thang sẽ đóng góp thêm vào một bối cảnh kinh tế vĩ mô đầy thách thức".

"Các yếu tố chính sẽ trở nên quan trọng trong năm 2019, đó là quy mô của sự suy giảm kinh tế ở Trung Quốc và khả năng chính quyền giữ ổn định đồng CNY cũng như các cuộc xung đột thương mại đang diễn ra với Mỹ", ông nhận định.

Theo một khảo sát của Bloomberg gồm 30 nhà đầu tư, thương nhân và chiến lược gia, các thị trường mới nổi nói chung cũng có thể sẽ dễ thở hơn vào năm 2019. Các cổ phiếu, tiền tệ và trái phiếu của các nền kinh tế đang phát triển sẽ tìm thấy một sàn và có thể sẽ vượt trội so với các đối tác của quốc gia phát triển vào năm tới, cuộc khảo sát này cho thấy.

 Hải Yến/Theo Bloomberg

Theo: ANTT/NĐT
Thích và chia sẻ bài viết này :
Mọi góp ý tin bài cho chúng tôi vui lòng gửi vào email: antt.toasoan@gmail.com
Đang phổ biến