Tên lửa Delta IV Heavy mang tàu thăm dò Mặt Trời Parker trị giá 1,5 tỉ USD đã được đưa vào bệ phóng ngày 11/8. Ảnh cắt từ clip
Theo website của NASA, tên lửa Delta IV Heavy dự kiến phóng vào lúc 3h52 sáng 11/8 (tức 14h52 cùng ngày, theo giờ Việt Nam). Cơ quan này còn phát trực tiếp cảnh Delta IV Heavy được đưa vào bệ phóng và đếm ngược thời gian. Tuy nhiên, vào phút chót, đến khoảng 4h40, NASA bất ngờ thông báo hoãn đến ngày mai 12/8 do hệ thống báo áp suất khí trên tàu thăm dò có vấn đề nên cần thêm thời gian để kiểm tra, theo AFP.
Với việc tiến gần Mặt Trời hơn bất kỳ tàu vũ trụ nào trước đây trong lịch sử, mục tiêu chính của tàu thăm dò Parker là hé lộ bí mật về vành nhật hoa, vầng ánh sáng phát ra từ không gian xung quanh Mặt Trời, theo AFP. Vùng này không chỉ nóng gấp 300 lần bề mặt Mặt Trời mà còn nơi tán xạ bức xạ điện từ có thể tạo ra bão mặt trời, thường làm tê liệt mạng lưới điện trên Trái Đất.
NASA bắt đầu nhiệm vụ 'chạm vào mặt trời' Hiện nay, những “cơn thịnh nộ” của Mặt Trời vẫn chưa được hiểu rõ. “Tàu thăm dò Parker sẽ giúp chúng ta dự đoán chính xác hơn khi nào bão mặt trời sẽ tấn công Trái Đất”, Giáo sư Justin Kasper, một trong những nhà khoa học tham gia dự án tàu Parker cho hay.
Tàu Parker được bảo vệ bởi lớp vỏ dày 11,43cm, cho phép chịu nhiệt lên tới 1.400oC nên có thể sống sót để tiến gần bề mặt Mặt Trời ở khoảng cách 6,16 triệu km. Lớp chắn nhiệt này còn chịu được bức xạ cao gấp 500 lần so với bức xạ Mặt Trời trên Trái Đất. Dù bên ngoài nóng như "hỏa ngục", nhưng nhiệt độ bên trong con tàu sẽ được duy trì ở 29oC.
Khi tiến gần tới Mặt Trời, tàu Parker sẽ đạt vận tốc 700.000 km/giờ, đủ để bay từ New York tới Tokyo chỉ trong vòng một phút, đánh dấu đây là thiết bị nhân tạo nhanh nhất từ trước tới nay, theo AFP.
Theo kế hoạch, tàu sẽ bay 24 vòng quanh vành nhật hoa trong sứ mệnh kéo dài khoảng 7 năm. Những công cụ trên tàu sẽ đo vành nhật hoa cũng như sự thay đổi trong từ trường quanh Mặt Trời và gió mặt trời, hiện tượng được nhà vật lý người Mỹ Eugene Parker mô tả lần đầu tiên vào năm 1958.
Hồi đầu tuần, ông Parker (91 tuổi) cho hay ông rất ấn tượng với tàu thăm dò Mặt Trời (có kích cỡ bằng chiếc xe hơi nhỏ), gọi đó là một cỗ máy rất phức tạp”. Trong hơn 60 năm qua, các nhà khoa học luôn muốn chế tạo một tàu vũ trụ như tàu Parker nhưng chỉ đến những năm gần đây, tiến bộ trong công nghệ chống nhiệt mới đủ để làm nên lớp bảo vệ bên ngoài, theo nhà khoa học tham gia dự án Nicky Fox.
Theo Thanh niên
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy