Tin liên quan
Cho ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dạy nghề, đa số đại biểu tán thành với báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý Dự án Luật của Ủy ban Thường vụ (UBTV) Quốc hội đổi tên gọi của Luật thành “Luật Giáo dục nghề nghiệp” và mở rộng phạm vi, đối tượng điều chỉnh của Luật để thống nhất lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp, tạo điều kiện cho giáo dục nghề nghiệp phát triển, đáp ứng cơ cấu nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế. Dự án sửa đổi này của UBTV Quốc hội cũng nhận được sự đồng thuận cao của Chính phủ.
Đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Nai Phạm Thị Hải phát biểu ý kiến (Nguồn TTXVN)
Nhận định việc đổi tên thành Luật Giáo dục nghề nghiệp sẽ là một đạo luật mới, không còn là Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dạy nghề, các đại biểu Trần Minh Diệu (Quảng Bình) cho rằng, cần phân tích thấu đáo, nghiên cứu từ thực tế để đánh giá đầy đủ những thuận lợi, khó khăn, vướng mắc khi áp dụng các quy định của Luật, tránh trường hợp sau khi Luật ban hành sẽ không có tính khả thi hoặc gây khó khăn trong quá trình triển khai thực hiện.
Liên quan đến các trình độ đào tạo của giáo dục nghề nghiệp, nhiều đại biểu cho rằng, hiện nay giáo dục nghề nghiệp đang bị phân tách thành hai bộ phận do 2 Bộ thực hiện quản lý nhà nước, trong đó Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quản lý hệ thống dạy nghề gồm 3 trình độ đào tạo sơ cấp nghề, trung cấp nghề và cao đẳng nghề, Bộ Giáo dục và Đào tạo quản lý hệ thống trung cấp chuyên nghiệp và cao đẳng.
Nên hợp nhất trung cấp chuyên nghiệp với trung cấp nghề; cao đẳng với cao đẳng nghề
Điều này không chỉ dẫn tới tình trạng phân tán, chồng chéo, chia cắt trong quản lý, chỉ đạo, điều hành chung; dàn trải, lãng phí trong đầu tư, phân bổ nguồn lực cho giáo dục nghề nghiệp, mà còn gây khó khăn trong tổ chức thực hiện đào tạo. Về bản chất, các trình độ đào tạo trung cấp chuyên nghiệp và trung cấp nghề, cao đẳng và cao đẳng nghề mặc dù thuộc hai hệ thống khác nhau song đều thực hiện đào tạo theo định hướng thực hành nghề nghiệp; đều chú trọng rèn luyện kỹ năng nghề cho người học để phục vụ trực tiếp hoạt động sản xuất, kinh doanh và dịch vụ. Do đó, các đại biểu kiến nghị nên sắp xếp lại các trình độ đào tạo của giáo dục nghề nghiệp theo hướng hợp nhất trung cấp chuyên nghiệp với trung cấp nghề; cao đẳng với cao đẳng nghề.
Vì vậy, việc sắp xếp lại các trình độ đào tạo của giáo dục nghề nghiệp theo hướng hợp nhất trung cấp chuyên nghiệp với trung cấp nghề; cao đẳng với cao đẳng nghề là việc làm hợp lý và cần thiết.
Theo ý kiến của các đại biểu quốc hội, việc sáp nhập này tạo sự thống nhất về các trình độ đào tạo trong hệ thống giáo dục quốc dân, khắc phục sự chồng chéo trong đào tạo nguồn nhân lực, mà còn tập trung được nguồn lực đầu tư phát triển giáo dục nghề nghiệp và phù hợp với các cấp trình độ đào tạo nghề nghiệp của khối ASEAN, làm cơ sở cho việc công nhận trình độ đào tạo cũng như tạo thuận lợi cho việc chuyển dịch lao động giữa các quốc gia trong khu vực và với các nước trên thế giới, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế về lao động.
Thu Thủy (TH)
Nên đọc
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy