Tin liên quan
Số lượng ngân hàng hiện nay đủ, thừa hay thiếu là câu hỏi quá khó để trả lời vì không thể lấy số lượng ngân hàng của các nền kinh tế trên thế giới để so sánh. Đơn cử, hiện tại Hàn Quốc chỉ có khoảng 20 ngân hàng; Thái Lan chưa đến 20. Trong khi đó, Đài Loan có gần 100 ngân hàng, Indonesia có trên 120 ngân hàng…, còn Mỹ có tới hơn 6.000 ngân hàng.
Nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng, với quy mô nền kinh tế như hiện nay, Việt Nam chỉ cần khoảng 15 NHTM. Quan điểm của ông thế nào?
Ở các nước trên thế giới, vốn trung và dài hạn do thị trường chứng khoán cung ứng; vốn cho hộ gia đình, cá nhân do tổ chức tín dụng vi mô đáp ứng; tuyệt đại đa số doanh nghiệp nhỏ, hộ gia đình, cá nhân vay vốn để kinh doanh không tìm đến ngân hàng vì đã có định chế tài trung gian cung cấp, vì thế họ không cần nhiều ngân hàng.
Còn ở Việt Nam, cả vốn trung và dài hạn, vốn cho vay tiêu dùng, vốn cho doanh nghiệp cỡ tập đoàn, tổng công ty đến “kinh doanh cò con” tuyệt đại đa số đều dồn cả vào kênh tín dụng ngân hàng. Sau 15 năm đi vào vận hành, thị trường chứng khoán vẫn chưa trở thành kênh cung cấp vốn trung và dài hạn; tổ chức định chế tài chính trung gian và tổ chức tài chính vi mô quá ít, vì thế số lượng ngân hàng có thể cần nhiều hơn.
Ở Việt Nam, cứ 10.000 người dân mới có 1 điểm giao dịch ngân hàng, thấp hơn 10 lần so với mức bình quân của các nước trên thế giới. Vì thế, có quan điểm cho rằng, số lượng điểm giao dịch quá ít, cần phải phát triển hơn nữa?
Nếu căn cứ quy định chuẩn của OECD, đúng là điểm giao dịch ngân hàng của Việt Nam quá ít, cần phải phát triển nhưng là phát triển hệ thống tổ chức tài chính vi mô, định chế tài chính trung gian, chứ không phải là điểm giao dịch của NHTM. Đối với NHTM, nếu chỗ nào thấy cần thiết, có hiệu quả thì họ thiết lập điểm giao dịch, chi nhánh; chỗ nào không hiệu quả thì không đầu tư, đây là quyền của NHTM, không nên sử dụng biện pháp hành chính bắt buộc phải thành lập điểm giao dịch, chi nhánh, phòng giao dịch nếu họ thấy không có hiệu quả.
Không bàn tới số lượng bao nhiêu ngân hàng là đủ, nhưng tôi hoàn toàn đồng ý với việc sáp nhập ngân hàng yếu kém vào ngân hàng mạnh hơn; Ngân hàng Nhà nước mua lại các nhà băng đứng trước bờ vực phá sản như OceanBank và VNCB với giá 0 đồng để giảm số lượng ngân hàng.
Theo tôi, đáng ra, vẫn phải duy trì một số ngân hàng cổ phần nông thôn để đáp ứng nhu cầu vốn, tín dụng và các dịch vụ ngân hàng cho khu vực nông thôn, nông dân và một số đối tượng khác thì chúng ta lại ào ạt chuyển đổi thành NHTM cổ phần, nhiều ngân hàng trước khi “lên đời” chỉ có vốn điều lệ 50-70 tỷ đồng đến 200-300 tỷ đồng, nhưng ngay sau khi chuyển đổi, đã tìm mọi cách huy động vốn để nâng lên 5.000-7.000 tỷ đồng, trong khi năng lực quản lý, trình độ quản trị, đội ngũ nguồn nhân lực, áp dụng công nghệ thông tin… không đáp ứng được yêu cầu.
Người dân đổ xô vào chứng khoán, bất động sản, bỏ vốn thành lập công ty chứng khoán, NHTM… đến khi thị trường quay ngược 180 độ, bị thua lỗ, thậm chí mất toàn bộ vốn nếu đầu tư vào NHTM bị quốc hữu hóa như trường hợp của OceanBank và VNCB là họ phải trả giá cho lòng tham của mình, chứ không thể quy kết trách nhiệm cho cơ quan quản lý nhà nước hay bất cứ cơ quan tổ chức nào.
Theo baodautu
Nên đọc
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy