Tin liên quan
Thủ tướng Nhật Shinzo Abe - AFP.
Thủ tướng Nhật Bản sẵn lòng đóng vai người trung gian hòa giải giữa Tổng thống Nga Vladimir Putin và nhóm G-7. Hội nghị thượng đỉnh G-7 sẽ diễn ra vào tháng 5 dưới sự chủ trì của Nhật Bản và phía Nhật Bản hy vọng ông Shinzo Abe trở thành một nhà đàm phán rất tốt đối với Nga, Sputnik cho biết.
Như ông Taniguchi Tomohiko, cố vấn Nội các Nhật Bản về ngoại giao xã hội nói với hãng tin Interfax, "Thủ tướng Abe sẵn sàng chuyển tới Tổng thống Nga những lo ngại của các nước G-7. Đồng thời, ông có thể truyền đạt lại quan điểm của ông Putin cho các thủ lĩnh G-7. Ông Abe nhìn nhận ở đây vai trò và ý nghĩa đặc biệt của quyền chủ tịch, làm "cây cầu" kết nối Nga với G-7.”
Thế nhưng, Moscow không tỏ ra vui mừng, sốt sắng với đề xuất của Tokyo. Theo Leonid Kalashnikov, Phó chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề quốc tế Duma Quốc gia, đề xuất của Tokyo cho thấy họ muốn thu hút G-7 vào sự giải quyết các tranh chấp lãnh thổ với Nga.
Một loạt chuyên gia Nga khẳng định rằng Nga không cần quay trở lại "câu lạc bộ ưu tú", nhất là trong điều kiện trừng phạt hiện nay, mà thay vào đó tập trung hợp tác trong khuôn khổ các tổ chức như BRICS, SCO và G-20.
Tuy nhiên, chuyên gia Victor Pavlyatenko, Trung tâm Nghiên cứu Nhật Bản thuộc Viện Viễn Đông nghiên cứu, lại cho rằng quan điểm này không hoàn toàn đúng:
“Theo tôi phát ngôn của một số quan chức về việc Nga không quan tâm tham gia định dạng này là quá cường điệu. Sẽ là không đúng nếu so sánh sự tham gia của Nga trong SCO và BRICS với sự hiện diện tại G-8. Tôi nghĩ, trong những tình huống nhất định Nga có thể quay trở lại đối thoại với phương Tây ở cả định dạng như vậy.
Về phần ông Abe, người ta nói ông ấy nỗ lực đóng vai "cầu nối" giữa Nga và G-7 nhưng lại không tháy ông ấy đề cập các biện pháp trừng phạt. Sự thật hiển nhiên là Thủ tướng Nhật Bản không có khả năng xoay chuyển thái độ của phương Tây đối với Nga. Tôi nghĩ, ông Abe chỉ hy vọng nâng điểm trong mắt Tổng thống Nga. Phục vụ lợi ích giải quyết "vấn đề lãnh thổ".
Lập trường của Nga và Nhật Bản về hiệp ước hòa bình đến nay vẫn chưa xích lại gần. Tokyo cứng nhắc ràng buộc hiệp ước hòa bình với vấn đề hải đảo. Moscow không coi việc ký kết đồng nghĩa một giải pháp cho vấn đề lãnh thổ.
Mặc dù vậy, ông Abe vẫn tin rằng cuộc đối thoại với ông Putin sẽ giúp hai nhà lãnh đạo hiểu nhau và tìm thấy tiếng nói chung, vì vậy ông Abe muốn gặp gỡ nhiều lần Tổng thống Putin. Victor Pavlyatenko tiếp tục nêu nhận xét: “Tại Nhật Bản, người ta thực sự tin rằng chỉ có thể giải quyết "vấn đề lãnh thổ" trong các cuộc đàm phán giữa Thủ tướng Nhật Bản và Tổng thống Nga. Họ đồng thời lưu ý là ông Abe đã ba lần hội đàm với ông Putin. Tôi không nghĩ phía Nhật Bản đang ôm ấp ảo tưởng về một quyết định chóng váng, nhưng họ không bao giờ bỏ lỡ cơ hội nhắc nhở tới yêu sách của mình”.
Theo thông tin sơ bộ, hiện hai bên đã đạt thỏa thuận về chuyến thăm Sochi của Thủ tướng Abe vào tháng 5 năm nay và tổ chức một cuộc hội đàm không chính thức với Tổng thống Putin.
Kể từ khi ký kết Tuyên bố Liên Xô-Nhật năm 1956, tài liệu đầu tiên đưa ra phương án giải quyết vấn đề song phương, đã sáu thập kỷ trôi qua. Thế giới thay đổi mạnh mẽ. Liệu Tokyo có ý thức rõ được điều này?
Theo Bizlive
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy