“Trong hoàn cảnh hiện tại, Sberbank quyết định rút khỏi thị trường châu Âu”, AFP trích lời tổ chức tài chính đưa tin hôm 2/3.
Nguyên nhân là lượng tiền chảy ra ngoài ở mức lớn bất thường và rủi ro đối với nhân viên của Sberbank, theo AFP.
Một người bước qua lối vào chi nhánh của Sberbank tại Vienna, Áo vào hôm 28/2. Ảnh: Reuters.
Cùng ngày, Reuters đưa tin Sberbank thông báo tổ chức này không còn có thể cung cấp khả năng thanh khoản cho các ngân hàng chi nhánh ở châu Âu.
Tuy nhiên, Sberbank cho biết lượng vốn và chất lượng tài sản của mình vẫn đủ đề thanh toán cho mọi người gửi tiền.
Chi nhánh tại Áo của Sberbank sẽ được phép tiến hành “thủ tục thông thường để giải quyết tình trạng không trả được nợ”, trong khi các chi nhánh ở Croatia và Slovenia sẽ được bán lại cho các ngân hàng địa phương, theo cơ quan giám sát ngân hàng châu Âu.
Trước việc Nga tấn công Ukraine, Mỹ và châu Âu đã phản ứng bằng loạt đòn trừng phạt lớn chưa từng có, bao gồm việc cấm các ngân hàng lớn của Nga sử dụng hệ thống thanh toán toàn cầu SWIFT. Đồng nội tệ của Nga giảm giá trị xuống mức thấp kỷ lục, thị trường chứng khoán Moscow phải đóng cửa trong hai ngày 28/2 và 1/3.
Sberbank phải rời thị trường châu Âu sau khi gặp phải sức ép lớn, vốn xuất phát từ những lệnh trừng phạt mà phương Tây áp đặt đối với các ngân hàng của Nga.
Tác giả: Quốc Đạt
- 1. Giải cứu doanh nghiệp bất động sản nhìn từ Trung Quốc
- 2. Xung đột quỹ bảo trì chung cư tại Hà Nội: Để 'thân lừa không ưa nặng'
- 3. Gỡ xung đột quỹ bảo trì chung cư ở Hà Nội: 'Góc khuất' tranh chấp
- 4. Dự án The Grand HaNoi ở 22 – 24 Hàng Bài thi công làm nứt nhà dân
- 5. Diễn biến cổ phiếu cần quan tâm tuần qua
- Cựu Giám đốc Viện Tim Hà Nội 'phối hợp ngầm' với doanh nghiệp như thế nào?
- Tín hiệu kỳ vọng khởi sắc hơn cho thị trường chứng khoán năm Quý Mão 2023
- 'Ông lớn' đầu ngành, nơi lãi đậm, chỗ thua lỗ nặng năm 2022
- Indonesia bước vào giai đoạn chuyển tiếp từ đại dịch COVID-19 sang bệnh đặc hữu
- Lợi nhuận quý IV/2022 Cao su Phước Hoà tăng đột biến nhờ tiền đền bù