Dòng sự kiện:
Ngân hàng tăng lãi suất, doanh nghiệp sẽ bị thiệt hại?
19/06/2015 11:23:01
ANTT.VN – Sau một khoảng thời gian rục rịch tăng, các ngân hàng đã đồng loạt thực hiện nâng lãi suất trong tháng 5/2015, chủ yếu là ở các kì hạn ngắn dưới 12 tháng. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến chi phí sản xuất của các doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Tin liên quan

Cụ thể, Tại HDBank, lãi suất kỳ hạn từ 6 - 11 tháng tăng từ 5,5%/năm lên 5,7%/năm. Mức tăng mạnh nhất là kỳ hạn 12 tháng, từ 6,5%/năm lên 7%/năm.

Ngân hàng Đông Á tăng mạnh nhất là kỳ hạn 9 tháng, từ 5,6%/năm lên 6%/năm. Eximbank tăng lãi suất kỳ hạn 6 tháng từ 5,2%/năm lên 5,4%/năm, kỳ hạn 12 tháng tăng mạnh nhất, từ 5,8%/năm lên 6,2%/năm.

Trước đó, NH Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), lãi suất tiền gửi kỳ hạn 1-2 tháng là 4,5%/năm, kỳ hạn 3 tháng là 5%/năm và kỳ hạn 12 tháng ở mức 6,5%/năm, tăng từ 0,2%-0,5%/năm so với trước đây. NH TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank) cũng điều chỉnh tăng lãi suất các kỳ hạn ngắn thêm 0,5%/năm

Eximbank cũng tăng LS kỳ hạn 6 tháng từ 5,2%/năm lên 5,4%/năm, kỳ hạn 9 tháng LS tăng từ 5,5%/năm lên 5,6%/năm, kỳ hạn 12 tháng LS tăng mạnh nhất, từ 5,8%/năm lên 6,2%/năm.

Như vậy có thể thấy, sự gia tăng lãi suất chủ yếu đến từ các kì hạn ngắn. Tổng giám đốc NH TMCP Phương Đông (OCB), ông Trương Đình Long cho rằng tín dụng tăng trưởng tốt trong khi huy động tăng chậm là nguyên nhân các NH điều chỉnh lãi suất. Mặc dù trước đó, trong cuộc trả lời phỏng vấn báo chí TGĐ Ngân hàng Á Châu ACB khẳng định nguyên nhân của việc tăng lãi suất lần này là do các ngân hàng cần cơ cấu, điều chỉnh cấu trúc nguồn vốn giữa các kì hạn.

Dù với nguyên nhân nào, thì việc lãi suất tăng cũng sẽ ảnh hưởng tới hoạt động của các doanh nghiệp bởi hiếm có ngân hàng nào tăng lãi huy động mà lại chịu phần thiệt về mình cả.

Một số ngân hàng cho rằng việc tăng lãi suất lần này không ảnh hưởng nhiều đến doanh nghiệp vì lãi suất chỉ tăng ở các kì hạn ngắn trong khi đó, nhu cầu vay vốn tại các kì hạn dài mới tăng.

Tuy nhiên trên thực tế, lời giải thích trên chưa thực sự hợp lý bởi phần lớn DN nhỏ và vừa trong nước sử dụng đòn bẩy tài chính (vay nợ NH) rất cao hơn nữa chúng lại tập trung chủ yếu ở khu vực ngắn hạn (Vay vốn lưu động), vì vây trong bối cảnh lãi suất ngắn hạn tăng cao như hiện nay, doanh nghiệp vừa và nhỏ đang gặp khá nhiều bất lợi.

Tuy nhiên, nói đi thì cũng phải nói lại. Ngay từ đầu năm, chủ trương của NHNN trong năm nay là sẽ cố gắng giảm lãi suất cho vay dài hạn thêm 1%-1,5%/năm để hỗ trợ DN, mặt khác, từ đầu tháng 5 đến nay, NHNN đã hút ròng trên thị trường mở (OMO - thông qua phát hành trái phiếu) hơn 50.000 tỉ đồng. Nhiều ngân hàng thương mại bị hụt thanh khoản phải vay trên thị trường liên ngân hàng. Thế nhưng, với chính sách thắt chặt tiền tệ của mình, các ngân hàng thương mại không có cách nào khác đành phải tăng lãi suất ngắn hạn để đảm bảo thanh khoản của mình.

N.M

Theo: ANTT/NĐT
Thích và chia sẻ bài viết này :
Tags :
Tin liên quan
Mọi góp ý tin bài cho chúng tôi vui lòng gửi vào email: antt.toasoan@gmail.com
Đang phổ biến