Xe tải chờ nhận hàng hóa tại cảng biển Dover, miền Nam Anh. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Giới chức ngân hàng trung ương Anh cho rằng việc Anh rời Liên minh châu Âu (Brexit) đang làm tổn hại nền kinh tế nước này.
Trong một phát biểu ngày 16/11, bà Swati Dhingra - thành viên của Ủy ban chính sách tiền tệ thuộc Ngân hàng Anh khẳng định "không thể phủ nhận thương mại của Anh đang giảm sút hơn nhiều so với các nước khác trên thế giới" và theo bà, nguyên nhân là do Brexit.
Bà Dhingra đề cập diễn biến trên thị trường tại thời điểm sau cuộc trưng cầu ý dân về Brexit năm 2016, theo đó kinh tế Anh đã sụt giảm ở mức mạnh nhất mà bất cứ nền kinh tế nào trong nhóm 4 nền kinh tế lớn nhất thế giới đã ghi nhận chỉ trong một đêm. Theo bà, đây là ví dụ đơn giản nhất về hệ lụy của Brexit.
Thống đốc Ngân hàng Anh Andrew Bailey cho biết ngân hàng trung ương vẫn kiên định với các dự báo đưa ra ban đầu sau cuộc trưng cầu ý dân tháng 6/2016, theo đó cảnh báo rằng Brexit sẽ thu hẹp nền kinh tế Anh.
Ngoài thương mại, một minh chứng rõ ràng về tác động của Brexit đã xuất hiện trong tuần này, với số liệu mới của Bloomberg cho thấy thị trường chứng khoán Paris đã vượt xa tổng giá trị của thị trường chứng khoán London - từ 2.823 tỷ USD so với 2.821 tỷ USD.
Năm 2016, các cổ phiếu niêm yết ở London có tổng giá trị cao hơn 1.500 tỷ USD so với giá trị cổ phiếu niêm yết ở Paris. Có thể lý giải một phần sự sụt giảm nói trên là do đồng bảng mất giá nhiều hơn đồng euro so với đồng USD trên thị trường tiền tệ.
Theo ông Michael Saunders, cựu quan chức hoạch định chính sách của Ngân hàng Anh, nếu không có Brexit, chính phủ sẽ có đủ năng lực tài chính để tránh gói ngân sách khẩn cấp dự kiến công bố ngày 17/11. Ông cho rằng Brexit làm giảm đáng kể sản lượng tiềm năng của nền kinh tế, làm xói mòn đầu tư kinh doanh.
Bộ trưởng Tài chính Jeremy Hunt, người đã bỏ phiếu Anh ở lại EU trong cuộc trưng cầu năm 2016, chia sẻ: "Tôi không phủ nhận có những cái giá phải trả cho một quyết định như Brexit, nhưng cũng có những cơ hội và bạn phải nhìn nhận một cách toàn diện."
Cũng như nhiều nước châu Âu khác, nền kinh tế Anh đang đối mặt với nhiều thách thức khi giá khí đốt tăng cao do ảnh hưởng của cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine, chuỗi cung ứng hàng hóa tắc nghẽn, thiếu lao động...
Các thị trường tài chính Anh bắt đầu rơi vào tình trạng căng thẳng từ ngày 23/9 sau khi chính phủ của Thủ tướng khi đó là bà Liz Truss công bố chính sách kinh tế được cho là không phù hợp.
Hiện Thủ tướng Rishi Sunak và Bộ trưởng Tài chính Jeremy Hunt đang nỗ lực giải cứu kinh tế Anh bằng kế hoạch ngân sách mới, theo đó sẽ đưa quốc gia châu Âu này trở lại thời kỳ thắt lưng buộc bụng./.
Tác giả: Lan Phương
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy