Ngân hàng Trung ương Nga đã công bố giảm lãi suất cơ bản từ 11% xuống 9,5%/năm, là mức trước khi bắt đầu chiến dịch quân sự ở Ukraine và phương Tây áp đặt các trừng phạt quy mô lớn chống Nga. Nhà điều hành lý giải cho quyết định của mình bằng tình hình lạm phát và hoạt động kinh tế trong nước đã tốt hơn dự kiến trong tháng Tư. Trước đó, trong tháng 2, lãi suất đã tăng lên 20%/năm, sau đó giảm xuống 14% và 11% trong tháng 4 và tháng 5.
Ngân hàng Trung ương Nga (Ảnh: rianovosti)
Theo người đứng đầu Ngân hàng Trung ương Elvira Nabiullina, lạm phát ở Nga đang giảm, giá khoảng 10% hàng hóa từ giỏ hàng tiêu dùng trong tháng 5 không chỉ khiến tốc độ tăng chậm lại, mà còn giảm theo. Tuy nhiên, lạm phát chậm lại không thể được gọi là bền vững, vì động lực được giải thích nhờ giá điều chỉnh sau khi tăng mạnh vào tháng 3.
Mặt khác, lạm phát vẫn vượt quá mức mục tiêu 4%. Rủi ro lạm phát vẫn khá nhiêm trọng và phụ thuộc vào hoàn cảnh bên ngoài, ví dụ, xuất khẩu dầu giảm mạnh, do lệnh cấm vận từ phương Tây có thể gây ra sự thu hẹp cán cân thương mại và đồng rúp suy yếu. Ở đây phụ thuộc nhiều vào lượng dầu có thể được chuyển hướng sang các thị trường khác và mức độ giảm khối lượng được bù đắp bởi giá tăng.
Ngoài ra, nguy cơ bị trừng phạt thứ cấp đối với các đối thủ Nga vẫn còn, và hầu hết các nhà xuất khẩu và nhập khẩu đang gặp khó khăn trong việc thiết lập mối quan hệ với các nhà cung cấp mới, thanh toán, tìm kiếm thị trường và giao hàng theo các tuyến đường mới. Việc tìm kiếm các giải pháp sẽ mất một lượng thời gian đáng kể. Tác động của các lệnh trừng phạt của phương Tây không rõ ràng như mong đợi, nhưng Ngân hàng Trung ương Nga xuất phát từ thực tế là chưa cảm nhận được hết tác động của chúng.
Về chính sách tiền tệ, Chủ tịch ngân hàng Trung ương Nga - Nabiullina nhấn mạnh rằng, cơ quan quản lý không có kế hoạch kiểm soát tỷ giá hối đoái của đồng rúp. Theo lời bà, mặc dù thực tế là các hạn chế tiền tệ đã được đưa ra, nhưng ngân hàng tuân thủ chính sách thả nổi tỷ giá hối đoái trong khuôn khổ các hạn chế này. Chiều 10/06, tỷ giá hối đoái của đồng đô la trên Sàn chứng khoán Moscow giảm xuống dưới 57 rúp, euro - dưới 60 rúp.
Trong số các biện pháp chính để Nga kiểm soát tiền tệ và ổn định đồng rúp khi bắt đầu chiến dịch quân sự đặc biệt là buộc các nhà xuất khẩu trong nước phải bán 80% thu nhập ngoại hối của họ trên thị trường chứng khoán. Ngày 24/5, tỷ lệ bán đã giảm xuống 50% cho tất cả các nhà xuất khẩu và ngày 09/06, Tổng thống Nga - Putin đã hủy bỏ yêu cầu này. Bây giờ các nhà xuất khẩu sẽ phải bán ngoại tệ với số lượng được xác định bởi ủy ban đầu tư nước ngoài của chính phủ và Ngân hàng Trung ương sẽ thiết lập các điều khoản cho việc mua bán./.
Tác giả: Anh Tú
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy