Tin liên quan
Tại hội trường Quốc hội cách đây nửa tháng, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng đã khẳng định rằng, bộ này đang theo dõi diễn biến thị trường vốn, lãi suất hàng ngày nhưng chưa phát hành trái phiếu quốc tế (3 tỉ đô la Mỹ) ngay thời điểm này vì... chưa thuận lợi.
Tuy nhiên, nợ đến hạn 2015-2016 thì vẫn phải trả. Theo thống kê của Chính phủ, trong hai năm này, có 363.166 tỉ đồng trái phiếu đến hạn thanh toán. Nó xuất phát từ giai đoạn 2011-2013, trong số các khoản vay nợ qua kênh trái phiếu để bù đắp bội chi, đầu tư phát triển và đảo nợ thì có đến khoảng 64.000 tỉ đồng là vay với lãi suất cao (bình quân từ 10,5%/năm, thậm chí có khoản vay ngắn hạn lên đến 13,2%/năm). Ông Dũng nói phải nhanh chóng tái cơ cấu lại những khoản vay này “vì đây là những khoản phải trả từ nay đến hết quí 1-2016”.
Nhưng điểm phát hành cụ thể 3 tỉ đô la Mỹ trái phiếu quốc tế chưa có. Nếu có, con số này quy ra tiền đồng cũng chỉ tương đương với 69.000 tỉ, tính ra cũng chỉ bằng 18,9% tổng các khoản nợ trái phiếu đến hạn. Trong khi đó, đây lại là mức được phép huy động để tái cơ cấu các khoản nợ trong vòng... hai năm. Nó đồng nghĩa với việc không phải dành hết toàn bộ khoản phát hành 69.000 tỉ đồng này chỉ để trả một lúc các khoản nợ đến hạn những tháng trước mắt.
Chưa phát hành trái phiếu quốc tế, nhưng với nghị quyết mang tính “mở đường” mới đây của Quốc hội cho TPCP kỳ hạn ngắn, Kho bạc Nhà nước đã ngay lập tức có văn bản gửi các thành viên thị trường về kế hoạch phát hành TPCP trong quí 4 năm nay. Trong tổng số 123.000 tỉ đồng được phát hành, có 36,5% (45.000 tỉ đồng) là trái phiếu kỳ hạn ba năm. Loại trái phiếu kỳ hạn ngắn này đã bị “tắc” hơn một năm nay do nghị quyết của Quốc hội hồi cuối năm 2014 không cho phép phát hành.
Món nợ phải trả trước mắt chưa qua thì món nợ phải trả khác lại đến. Và việc phát hành trái phiếu chính phủ ra thị trường quốc tế sẽ càng trở nên cấp bách. Ảnh: KINH LUÂN
Trái phiếu ngắn hạn vừa quay trở lại “rổ” phát hành trên thị trường thì lực hút các nhà đầu tư lập tức tăng. Trong đợt chào bán ngày 18-11-2015, Kho bạc Nhà nước bán ra 7.000 tỉ đồng TPCP kỳ hạn ba năm nhưng đã có đến gần 24.000 tỉ đồng khối lượng dự thầu nhắm vào kỳ hạn này. Tuy nhiên, lãi suất của 7.000 tỉ đồng dành cho lô trái phiếu ba năm là 5,9%/năm, thay vì 5,19% cùng thời điểm này năm trước. Nó cho thấy chi phí vay vốn đã tăng lên. Và nếu huy động thành công cả 45.000 tỉ đồng trái phiếu ngắn hạn từ nay đến cuối năm thì chi phí vay vốn này còn cao hơn nữa vì kênh vay vốn này đang phải cạnh tranh lãi suất với kênh tín dụng của ngân hàng. Dịp cuối năm, các ngân hàng mở hầu bao nhiều hơn cho doanh nghiệp nhằm chuẩn bị cho kế hoạch kinh doanh năm tới nên họ cũng có nhiều lựa chọn.
Dù sao thì bế tắc về thời hạn phát hành TPCP đã được khai thông, vòng quay vốn để trả nợ đã rộng cửa hơn. Nó giải tỏa phần nào áp lực cho ngân sách khi tất cả các nguồn huy động đã được sử dụng tối đa để đảm bảo nhu cầu chi theo dự toán năm nhưng lượng TPCP phát hành trong chín tháng đầu năm không đủ trả gốc và lãi TPCP đến hạn (thiếu hụt hơn 33.000 tỉ đồng). Kho bạc Nhà nước dự toán, với lực hút trở lại của TPCP kỳ hạn ngắn, mục tiêu phát hành 250.000 tỉ đồng TPCP năm nay sẽ hoàn thành. Trong số này có 125.000 tỉ đồng dùng để đảo nợ (chiếm 57,6%).
Chính phủ cũng trông chờ vào một nguồn thu khác khi chưa phát hành TPCP quốc tế, đó là xử lý được một nửa khoản nợ thuế để bù đắp cho các khoản chi ngân sách. Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng vừa hứa trước Quốc hội sẽ thu được 34.000/76.000 tỉ đồng tiền nợ thuế. Mặt khác, trong trường hợp vẫn hụt thu so với chi thì Quốc hội cũng đã cho phép Chính phủ sử dụng không quá 10.000 tỉ đồng tiền bán cổ phần sở hữu nhà nước để chi cho đầu tư trong năm 2015 này.
Tóm lại, với tình hình này, cân đối ngân sách năm 2015 coi như có thể ổn so với những khó khăn trước thời điểm tháng 10-2015. Vấn đề là những tháng đầu năm 2016, khi khoản TPCP quốc tế trị giá 3 tỉ đô la Mỹ vẫn chưa phát hành, thì chỉ tính riêng trong quí 1-2016, lượng TPCP đáo hạn đã lên đến 55.000 tỉ đồng, chiếm hơn 50% tổng lượng đáo hạn trong năm 2016. Nó cho thấy, món nợ phải trả trước mắt chưa qua thì món nợ phải trả khác lại đến. Và việc phát hành TPCP ra thị trường quốc tế sẽ càng trở nên cấp bách, phần vì áp lực trả nợ các khoản vay nói trên, phần vì dư địa thời gian mà Quốc hội cho phép thực hiện việc phát hành này ngày một ngắn lại.
Tuy nhiên, xu hướng lãi suất và các chi phí vay vốn khác chắc chắn sẽ cao hơn thời điểm Chính phủ phát hành 1 tỉ đô la Mỹ TPCP để đảo nợ trong năm 2015 (với lãi suất 4,8%/năm). Lý do là đồng đô la Mỹ đã mạnh hơn thời điểm trước, Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) dự kiến sẽ tăng lãi suất cơ bản vào cuối năm nay. FED có tăng lãi suất hay không, mức tăng thế nào sẽ tác động rất lớn đến thời điểm và quyết định phát hành TPCP của Bộ Tài chính.
Theo Lan Nhi
TBKTSG
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy