Ngành Đồ uống Việt Nam 2015: Vươn mình trong sức ép!
05/01/2016 16:14:09
Năm 2015 đã đem đến những tin vui cho ngành Đồ uống Việt Nam khi ngành này được đánh giá có thị trường “màu mỡ” và dự báo tiếp tục tăng trưởng đáng kể. Bên cạnh đó, Doanh nghiệp Việt vẫn phải đối mặt vớinhiều khó khăn trên thị trường và sự cạnh tranh khốc liệt từ các đối thủ nước ngoài…

Tin liên quan

Ngành hàng “hái ra tiền”

Biên lợi nhuận tăng trưởng ấn tượng

Theo đánh giá gần đây của Bộ phận phân tích của CTCP Chứng khoán Sài Gòn (SSI Research),biên lợi nhuận gộp của các công ty trong ngành Đồ uống Việt Nam 2015 tăng trưởng vô cùng mạnh mẽ dù tổng doanh thu không tăng mạnh.Trong số các công ty thực phẩm và đồ uống đang niêm yết, biên lợi nhuận của VNM, TAC, BBC và SCD trong năm 2015 đã tăng đáng kể so với cùng kỳ năm trước do nguyên liệu thô chiếm khoảng 64-88% tổng chi phí sản xuất của các doanh nghiệp này.Đáng nói là mặc dù chi phí đầu vào đã giảm đáng kể, nhưng các công ty sản xuất lớn lại không phải giảm giá bán tương ứng.

Lượng tiêu thụ khổng lồ

Tại buổi hội đàm về Quy hoạch và công tác quản lý ngành bia Việt Nam 2015,Báo cáo của Hiệp hội Bia rượu nước giải khát Việt Nam (VBA) cho thấy, Việt Nam hiện xếp thứ 5 trong 10 nước châu Á về tiêu thụ bia, rượu bình quân. Người Việt gần như vượt mức tiêu thụ 1 tỷ lít đồ uống có ga trong năm nay. Gần 2 thập kỷ qua, Việt Nam cũng là một trong số ít quốc gia có xu hướng tăng nhanh về sản lượng tiêu thụ: đồ uống có cồn tăng từ 3,8 lít/người năm 2005 lên 6,6 lít/người năm 2010, đồ uống có ga tăng từ mức 587 triệu lít năm 2010 lên 836 triệu lít vào năm 2014, tốc độ tăng trưởng mỗi năm đạt 9,2%.

Năm 2015 đã đem đến những tin vui cho ngành Đồ uống Việt Nam khi ngành này được đánh giá có thị trường “màu mỡ” 

Triển vọng ngành đồ uống Việt Nam rất sáng sủa

Tổ chức giám sát kinh doanh quốc tế (BMI) ước tính, với riêng ngành đồ uống, tốc độ tăng trưởng kép doanh thu cà phê là 8,47%, đồ uống có gas 6,96%. Dự báo đến hết năm 2016, doanh số của ngành sẽ tăng 7,5%; doanh thu tăng 10,5%/năm, trong đó, đồ uống không cồn được dự báo tăng 8,2%. Thực tế cho thấy đồ uống có cồn tại Việt Nam đã thu hút được các thương hiệu nước ngoài nổi bật như Diageo, Asia Pacific Breweries (APB) và Carlsberg...

Doanh nghiệp vẫn “đau đầu” vì…

Cạnh tranh khốc liệt ngay trên sân nhà:

Đến nay, trên thị trường đã có khoảng 50% thị phần đồ uống nội địa nằm trong tay các doanh nghiệp nước ngoài.Trong khi bia, rượu được doanh nghiệp nội như Sabeco và Habeco chiếm ưu thế, sản phẩm nước trái cây hoặc thức uống có gas do các doanh nghiệp ngoại như Coca Cola và PepsiCo thống lĩnh; đồ uống nóng nổi bật có Nestle và Vinacafe. Các doanh nghiệp nhỏ thậm chí sẽ dần biến mất trên thị trường hoặc chuyển giao thương hiệu cho các doanh nghiệp ngoại với những bài học điển hình như: Công ty Uni - President nắm quyền điều hành Tribeco; Ngọc Hồi, Chương Dương, Non Nước bị Công ty Coca Cola mua lại…Thực tế doanh nghiệp nội đang hoạt động trong môi trường quá khắc nghiệt.

Chỉ số tồn kho quá cao

Theo báo cáo tình hình hoạt động của ngành công nghiệp và thương mại gần đây của Bộ Công Thương, trong 2 năm trở lại đây, ngành đồ uống luôn nằm trong top ngành có chỉ số tồn kho cao nhất, tăng đến hơn 97%, trong khi chỉ số tiêu thụ chỉ tăng 5% so với năm ngoái.Trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt, đồ uống nội địa sản xuất tăng, tiêu thụ chậm, tồn kho cao luôn đặt ra bài toán hóc búa cho giới doanh nghiệp nội. Có thể thấy việc tăng mạnh nguồn cung trong ngành đồ uống đã làm thị trường này có dấu hiệu bão hoà.
Những bê bối liên quan đến chất lượng sản phẩm:Những vụ “scandal” đáng sợđiển hình như URC với vật thể lạ, “lợn cợn” trong chai trà C2 hay quảng cáo lừa dối khách hàng; Tân Hiệp Phát với trà Doctor Thanh có dị vật, sữa đậu nành Number One vón cục và đặc biệt là bê bối “con ruồi trong chai nước” gây ầm ĩ trong dư luận những ngày qua, dẫn đến hoang mang, lo lắng cho người tiêu dùng.Bên cạnh cái giá mà Doanh nghiệp phải trả sau những ồn ào này còn là bài học về việc đảm bảo chất lượng sản phẩm và cung cách ứng xử, giải quyết của Doanh nghiệp trước những sự việc liên quan đến người tiêu dùng.

 
 
Theo: ANTT/NĐT
Thích và chia sẻ bài viết này :
Tags :
Tin liên quan
Mọi góp ý tin bài cho chúng tôi vui lòng gửi vào email: antt.toasoan@gmail.com
Đang phổ biến