Tin liên quan
Dưới đây là một số ý kiến ghi nhanh của lãnh đạo Bộ GTVT, chuyên gia, luật sư.
- Ông Phạm Quý Tiêu, Thứ trưởng Bộ GTVT:
Bộ luật Lao động quy định nếu xin nghỉ việc thì phải báo trước ít nhất 45 ngày (đối với hợp đồng lao động không xác định thời hạn). Nhưng do hàng không là ngành đặc thù nên trong dự thảo thông tư sửa đổi chúng tôi mới đưa ra quy định trong điều kiện phi công muốn nghỉ việc phải báo trước 180 ngày.
- Bà Trịnh Thị Hằng Nga, Vụ trưởng Vụ Pháp chế (Bộ GTVT), một trong những cơ quan giúp việc Bộ GTVT xây dựng Dự thảo sửa đổi thông tư 01/2011:
Ở đây Bộ GTVT căn cứ tính đặc thù của lao động ngành hàng không dân dụng nên phải đưa ra con số báo trước là 180 ngày. Luật lao động quy định ít nhất 45 ngày, nhưng không quy định cứng thời hạn chỉ được nói trước trong vòng 45 ngày.
Hiện nay, Dự thảo đang xin ý kiến của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Bộ LĐTB&XH, Bộ Tư pháp, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam.
“Thông tư không thể to hơn luật”
Dự thảo thông tư quy định phi công nghỉ việc phải báo trước 180 ngày là trái với Bộ luật Lao động. Bởi, Điều 37 và 38 của Bộ luật Lao động quy định trong trường hợp này, muốn đơn phương chấm dứt hợp đồng thì người lao động chỉ cần báo trước 45 ngày với hợp đồng không xác định thời hạn, còn nếu xác định thời hạn thì chỉ cần báo trước 30 ngày.
Đây mới là dự thảo, nhưng nếu khi ban hành Thông tư chính thức mà vẫn quyết giữ quy định như trên thì sẽ trái quy định của Bộ luật Lao động.
Các phi công và tiếp viên hàng không Việt Nam
- Ông Đặng Quang Điều, Trưởng ban Chính sách Pháp luật, Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam:
Bởi vậy, tất cả các văn bản dưới luật như các Nghị định, Thông tư đều phải tuân thủ theo Bộ Luật lao động và không được phép trái Luật. Bộ Luật lao động hiện hành đã quy định rất rõ: người lao động ký loại hợp đồng không xác định thời hạn khi muốn đơn phương chấm dứt hợp đồng cũng chỉ phải báo trước 45 ngày. Thời hạn báo trước có thể nhiều hơn 45 ngày tùy thuộc vào người lao động, nhưng đó là thời hạn phải tuân thủ và đảm bảo không trái luật.
Luật đã ban hành, trước những đòi hỏi từ thực tế có những quy định không còn phù hợp thì cũng phải sửa. Tuy nhiên trong trường hợp này tôi thấy chưa có gì thực sự cần thiết để phải sửa cả. Trong trường hợp nếu cần thiết phải sửa thì cũng phải sửa xong luật và luật có hiệu lực mới được áp dụng.
- Ông Phillip Hazelton, Cố vấn trưởng Dự án Quan hệ Lao động, (Tổ chức Lao động Quốc tế tại Việt Nam- ILO):
Nếu hợp đồng lao động không đề cập đến các vấn đề này và không liên quan đến các trường hợp cụ thể doanh nghiệp phải chi tiền để đào tạo cho người lao động thì quy định riêng thống nhất với Bộ Luật lao động.
Thương lượng giữa người lao động và chủ sử dụng sẽ luôn luôn có những bất đồng, do vậy để giải quyết các bất đồng này Chính phủ cần phải đưa ra một khung pháp lý làm nền tảng cho thương lượng. Ở Việt Nam, khung pháp lý chính là Bộ Luật lao động.
Theo vietnamnet.vn
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy