Tin liên quan
Theo Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) ông Nguyễn Thanh Phong cho biết, chiều tối 9/5 Cục này đã lấy lấy mẫu nguyên liệu tại nhà máy cùng mẫu nước giải khát C2 và Rồng đỏ trên thị trường để kiểm tra. Đây là hai sản phẩm do Công ty TNHH URC Việt Nam sản xuất.
Ảnh minh họa
Trước đó, trên mạng xã hội xuất hiện thông tin về sản phẩm trà xanh C2 và nước uống Rồng Đỏ của công ty URC có lượng chì vượt quá mức cho phép. Cụ thể là theo phiếu kết quả kiểm nghiệm số 3600 của Viện Kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm quốc gia cho biết mẫu citric acid sản xuất tháng 7-2015, hạn dùng 7-2018 do Công ty URC Hà Nội gửi kiểm nghiệm có hàm lượng chì là 0,84 mg/kg, trong khi hàm lượng cho phép là 0,5 mg/kg.
Nguyên nhân của việc này được cho là URC sử dụng acid citric kém chất lượng, bị nhiễm độc chì nặng từ nhà cung cấp của Trung Quốc.
Để đảm bảo tính khách quan, lãnh đạo Cục An toàn thực phẩm cho biết, việc kiểm định hai mẫu nguyên liệu và sản phầm sẽ được giao cho một đơn vị khác của Tp.Hà Nội.
Ông Phong cũng cho rằng, kết quả trên mạng là kết quả xét nghiệm nguyên liệu nhưng cũng không thể dựa vào đó để khẳng định sản phẩm kém chất lượng.
Kết quả kiểm nghiệm lượng chì trong hai sản phẩm nêu trên của URC sẽ được công bố trong thời gian sớm nhất, có thể có trong ngày mai – ông Phong nói.
Trước thông tin nghi vấn về lượng chì vượt ngưỡng cho phép, đại diện URC lên tiếng khẳng định đây là thông tin sai lệch, gây hoang mang cho người tiêu dùng và ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
URC từng bị tai tiếng liên quan đến các vụ việc như xả thải gây ô nhiễm môi trường, phát hàng khuyến mãi quá hạn, xây dựng nhà máy trái phép…
Tác hại của chì đến sức khỏe con người như thế nào? Theo Trung tâm Chống độc (Bệnh viện Bạch Mai), chì là một kim loại hoàn toàn độc với nhiều cơ quan trong cơ thể, đặc biệt ảnh hưởng tới phát triển trí tuệ của trẻ em. Các nhà khoa học đã chứng minh, nồng độ chì máu càng tăng thì trí tuệ của trẻ càng giảm. Khi vào cơ thể, chì tích tụ trong mô mềm, trong xương (khi đã vào xương khó thải loại, muốn thải loại phải mất 30 - 40 năm), gây tổn thương cho hệ thần kinh và não, chì tập trung ở chất xám của não và tủy sống. Đặc biệt là trẻ em mức độ hấp thụ chì nhanh và cao gấp 3 - 4 lần người lớn. Chì kìm hãm phản ứng ôxy hóa gluco để tạo ra năng lượng cho cơ thể. Chì gây thiếu máu: ức chế tổng hợp hồng cầu, rút ngắn tuổi thọ hồng cầu, làm hồng cầu dễ vỡ; giảm lượng hồng cầu. Trên thận: chì gây tổn thương thận, giảm thải trừ acid uric qua nước tiểu làm tăng acid uric trong máu gây bệnh gout. Trên xương, chì làm giảm yếu tố tạo xương, gây mất cân bằng các tế bào xương, giảm chiều cao ở trẻ ngộ độc chì. Với hệ sinh sản, chì làm giảm chức năng sinh sản cả nam và nữ, giảm tình dục, giảm chức năng nội tiết của tinh hoàn, giảm tinh trùng, thay đổi hình thái và tính di chuyển của tinh trùng. Làm thai chậm phát triển, giảm cân nặng trẻ sơ sinh, dễ sẩy thai, đẻ non. Trẻ sinh ra bị dị tật như: hở hàm ếch, u máu, u limpho, thần kinh chậm phát triển. |
PV
Nên đọc
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy