Tin liên quan
Trong khi đó, các doanh nghiệp thủy sản đã và đang trả cho người lao động cao hơn lương tối thiểu từ 50-70%, vì vậy, việc tăng lương đã gặp phải sự phản ứng quyết liệt của doanh nghiệp, đặc biệt là trong bối cảnh ngành thủy sản đang đối mặt với rất nhiều khó khăn.
Trước những khó khăn nói trên, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam đã kiến nghị lên Chính phủ xem xét không tăng lương tối thiểu vùng năm 2017. Lý do bởi những bất cập từ chính sách tiền lương đang khiến cho các doanh nghiệp mất tính cạnh tranh khi hội nhập.
Mới đây, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (Vasep) đã có kiến nghị lên Chính phủ về việc đề nghị không tăng lương tối thiểu năm 2017.
Sự việc sẽ không có gì đáng nói nếu cơ sở mà Hiệp hội này đưa là “càng tăng lương, thu nhập của người lao động càng giảm”. Rõ ràng là một nghịch lý không nên tồn tại. Sau đây là lý giải của đại diện Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam:
Mỗi doanh nghiệp dành một khoản chi phí cố định cho 1 công nhân. Thu nhập thực tế của 1 công nhân gồm lương cơ bản cộng với lương năng suất trừ đi các khoản bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.
Khi lương tối thiểu tăng lên, do chi phí doanh nghiệp dành cho công nhân không đổi nên lương năng suất của công nhân giảm xuống. Lương tối thiểu tăng lên, các khoản phí bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội vì thế cũng tăng thêm. Thu nhập thực tế của công nhân lúc này đã giảm đi vì mọi nguồn thu thì giảm mà khoản phải đóng lại phình to.
Nếu như lương cứ tăng mà thu nhập thực tế lại giảm không có lý gì Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam năm này qua năm khác đề xuất tăng lương tối thiểu vùng. Để có cái nhìn đầy đủ và công bằng về câu chuyện này, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam và Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam cũng đã đưa ra lý lẽ của riêng mình.
Mục đích của tăng lương tối thiểu là để cải thiện đời sống công nhân, đảm bảo doanh nghiệp phát triển ổn định, không làm gia tăng lạm phát trong nền kinh tế. Tuy nhiên, mục tiêu quan trọng nhất là cải thiện đời sống người lao động thì dường như lại đang khiến công nhân trong một số lĩnh vực tỏ ra hoảng sợ trước mỗi lần tăng lương.
Tăng lương cơ bản rõ ràng là một chính sách tốt, một chủ trương tốt nhưng nếu đến khâu thực hiện lại không nghiêm, không có chế tài mạnh mẽ, "mũi tên" tăng lương dù có đẹp đẽ đến mấy cũng khó lòng bắn trúng hồng tâm.
Nên đọc
Theo VTV
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy