Nghịch lý thị trường lao động Malaysia
23/04/2016 09:19:48
ANTT.VN – Tháng Hai vừa qua, Chính phủ Malaysia đã đề xuất cho phép 1,5 triệu công nhân Bangladesh nhập cư tìm kiếm việc làm. Tuy nhiên, một làn sóng phản đối manh mẽ nổi lên ngay sau đó vì cho rằng đây có thể là ngòi nổ làm méo mó thị trường lao động và ảnh hưởng tới thu nhập của hàng triệu lao động trong nước.

Tin liên quan

Công nhân Bangladesh ở Malaysia. Ảnh: IBTimes

Mặc dù vậy, tồn tại một thực trạng nghịch lý hiện nay ở quốc gia Đông Nấm là nguồn cung công việc dồi dào nhưng cư dân quá thờ ơ.

Cụ thể, doanh thu của ngành công nghiệp nội thất đã giảm hơn 28% sản lượng năm 2015 bởi thiếu đến 27 nghìn công nhân. Trong khi đó, sản lượng nông nghiệp lại tang mạnh, trong đó nâng sản lượng trái cây tăng tới 60% trong năm ngoái.

Theo Liên đoàn sản xuất của Malaysia, 84% doanh nghiệp đang phải đối mặt với nạn thiếu nhân lực dẫn đến hơn nửa không thể nhận đơn đặt hàng. Ngành công nghiệp dầu cọ thất thoát hơn 250 triệu USD mỗi năm do thiếu hụt công nhân thu hoạch trái cây. Theo chính phủ Malaysia, năm 2014 có hơn 2,1 triệu lao động nước ngoài hợp pháp trong tổng số 15,3 triệu người. Ít nhất đã có 1 triệu lao động trái phép tương đương khoảng 15%.

Trước tình hình này, hầu hết cơ sở sản xuất đe dọa cắt giảm sản lượng, đóng cửa doanh nghiệp nếu chính phủ không mở cửa cho lao động nước ngoài. Malaysia buộc phải khuyến khích nhập khẩu lao động để duy trì nền kinh tế đang phát triển chủ yếu dựa vào dầu cọ như hiện nay. 

Tuy nhiên, 44% trong số lao động nhập cư phải làm việc trong môi trường bẩn, nguy hiểm và khó khăn thuộc các lĩnh vực nông nghiệp, xây dựng và sản xuất. Sau chính sách khuyến khích, ngay lập tức, sản lượng sản phẩm tăng lên 1,1% bởi chủ yếu là lao động tay nghề thấp. Những công nhân tay nghề cao sẽ có cơ hội nâng cao kỹ năng trong môi trường làm việc nước ngoài.

Như vậy, chính phủ có thể thay đổi toàn bộ hạn ngạch trong hệ thống lao động dựa trên thị trường, đẩy mạnh sử dụng lao động ngành công nghiệp một cách hợp pháp qua giấy phép thuê lao động nước ngoài, đảm bảo lợi ích và quyền lợi của cả công nhân và quốc gia. Thậm chí, đó được xem là chính sách đối ngoại khéo léo.

Thu Cúc

 

Theo: ANTT/NĐT
Thích và chia sẻ bài viết này :
Tags :
Tin liên quan
Mọi góp ý tin bài cho chúng tôi vui lòng gửi vào email: antt.toasoan@gmail.com
Đang phổ biến