Dòng sự kiện:
Người Mỹ giữ gần 5.000 tỷ USD tiền mặt
14/11/2022 09:03:03
Tiền có thể giúp mọi người đối phó với lạm phát, nhưng nó có thể khiến công việc của Cục Dự trữ Liên bang trở nên khó khăn hơn.

Ngay trước đại dịch, trong quý IV/2019, các hộ gia đình Mỹ đã nắm giữ khoảng 1.000 tỷ USD tiền mặt và các tài khoản có thể viết séc.

Đến quý II năm nay, khoảng thời gian gần đây nhất mà các số liệu thống kê này có sẵn từ Cục Dự trữ Liên bang, số tiền đã tăng vọt lên 4.700 tỷ USD. Điều này chưa từng có tiền lệ trong 70 năm qua.

Rõ ràng, nguyên nhân của sự tích luỹ tiền mặt này là do Chính phủ liên bang đưa gần 1.500 tỷ USD trực tiếp vào túi của người Mỹ trong suốt năm 2020 và 2021 dưới hình thức kích thích và trợ cấp thất nghiệp bổ sung, với các chương cứu trợ khác. Người Mỹ cũng kiếm bộn từ thị trường chứng khoán và nhà ở.

Lượng tiền mặt được người Mỹ nắm giữ từ năm 1950 đến nay. Nguồn: Cục Dự trữ Liên bang, Cục Phân tích Kinh tế Mỹ.

Chưa thể xác định rõ tại sao lượng tiền mặt vẫn tiếp tục tăng trong năm nay và tác động kinh tế có thể là gì. Một tấm đệm tiền mặt có thể cách ly người tiêu dùng khỏi việc Fed tăng lãi suất, nhưng điều đó có thể khiến ngân hàng trung ương khó giảm lạm phát hơn, buộc phải tăng lãi suất nhiều hơn nữa.

Theo Cục Phân tích Kinh tế Mỹ, tỷ lệ tiết kiệm cá nhân của Mỹ (thu nhập khả dụng trừ đi chi tiêu, chia cho thu nhập khả dụng) là 17% vào năm 2020. Đây là tỷ lệ hàng năm cao nhất kể từ Thế chiến II cho đến nay. Kỷ lục 27,9% được thiết lập vào năm 1944.

Tuy nhiên, tỷ lệ tiết kiệm đã giảm xuống còn 3,3% trong quý III, mức thấp nhất kể từ khi chạm mức 3% vào quý IV/2007, khi bắt đầu cuộc Đại suy thoái.

Tác giả: Diệu Thanh

Theo: Zing.vn
Thích và chia sẻ bài viết này :
Mọi góp ý tin bài cho chúng tôi vui lòng gửi vào email: antt.toasoan@gmail.com
Đang phổ biến