Đại diện trường Quân sự Quân khu 7 đã chính thức bác bỏ thông tin nữ sinh ĐH Ngoại ngữ - Tin học TP.HCM bị hiếp dâm trong khuôn viên trường, tại cuộc họp báo ngày 12/1. Phó chính ủy trường Quân sự Quân khu 7 Hà Công Chờ khẳng định "không có chuyện hiếp dâm, tự tử. Âm thanh, giọng nói trong clip là do cắt ghép".
Trường ĐH Ngoại ngữ - Tin học TP.HCM cũng đã gửi văn bản nhờ công an TP.HCM điều tra, xác minh người lan truyền, cắt ghép, xuyên tạc thông tin.
Động thái này diễn ra sau khi mạng xã hội lan truyền thông tin nữ sinh ĐH Ngoại ngữ - Tin học TP.HCM nghi bị hiếp dâm trong thời gian đang tham gia học kỳ quân sự tại Trung tâm Giáo dục Quốc phòng và An ninh - Trường Quân sự Quân khu 7. Đi kèm với thông tin còn có clip thể hiện tiếng la hét thất thanh của nữ sinh trong đêm.
Trao đổi với Zing, luật sư Lê Trung Phát (Đoàn Luật sư TP.HCM), nhìn nhận hành vi tung tin thất thiệt, sai sự thật trên mạng xã hội, gây hoang mang dư luận, xâm hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức khác là hành vi vi phạm pháp luật.
Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, sẽ bị xử lý vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự. Trong sự việc này, có 2 chủ thể là đối tượng bị bịa đặt, là bản thân nữ sinh và Trường Quân sự Quân khu 7.
Theo Điều 5, Nghị định 15/2020, hành vi lợi dụng mạng xã hội để cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống sẽ bị phạt tiền từ 10 đến 20 triệu đồng.
Ngoài ra, Điều 155 Bộ luật Hình sự cũng quy định rõ về tội làm nhục người khác. Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm.
Luật sư Phát dẫn chứng Điều 156 Bộ luật Hình sự về tội vu khống. Theo đó, người nào bịa đặt hoặc loan truyền những điều biết rõ là sai sự thật nhằm xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác; bịa đặt người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền thì bị phạt tiền 10-50 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 1 năm.
"Việc khởi tố vụ án khó xảy ra hơn. Những trường hợp tương tự hành vi trên thường bị xử phạt hành chính với mức phạt 7,5 triệu đồng", luật sư Phát nói.
Cùng quan điểm, luật sư Trần Đình Dũng (Đoàn Luật sư TP.HCM) đánh giá việc lợi dụng mạng xã hội để tung tin đồn thất thiệt, xâm hại tổ chức, cá nhân và gây hoang mang dư luận ở mức độ nặng có thể bị xử lý hình sự.
Căn cứ Điều 331 Bộ luật Hình sự, người nào lợi dụng các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do tín ngưỡng, tôn giáo, tự do hội họp, lập hội và các quyền tự do dân chủ khác xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm.
Tác giả: Anh Nhàn
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy