Tin liên quan
Nhà thờ tổ Hoài Linh
Công trình nhà thờ tổ của danh hài Hoài Linh xây dựng không phép trên đất nông nghiệp, một số ý kiến cho rằng cần cân đo kỹ càng giữa cái lý và cái tình để xử lý bởi tâm huyết, tiền của và cả sự kỳ vọng của người nghệ sĩ dành cho đấng tổ nghiệp của mình.
Tuy nhiên, một luồng dư luận khác cho rằng dù có là ai trong xã hội cũng phải thượng tôn pháp luật. Nhiều ý kiến đồng tình với quan điểm công trình nhà thờ tổ của nghệ sĩ Hoài Linh ở phường Long Phước, quận 9, TP.HCM phải được xử lý theo đúng quy định của pháp luật.
Trân trọng tấm lòng nhưng pháp luật phải nghiêm minh
Đó là ý kiến nhận được khá nhiều sự đồng tình của bạn đọc.
Nhiều ý kiến cho rằng tất cả đều bình đẳng trước pháp luật, dù có là nghệ sĩ nổi tiếng hay bất kỳ ai trong xã hội cũng không nên có sự du di, “uyển chuyển” hay “tiền trảm hậu tấu” để tạo nên những tiền lệ không tốt về sau.
“Đã là người của công chúng thì phải hiểu mình không nên đi đầu trong những việc sai phạm pháp luật thế này, khó cho người mà lại khổ cho ta. Tiền lệ không nên tí nào” - bạn đọc Minh Hằng chia sẻ.
Đồng tình, bạn đọc Đặng Thanh Vũ nhận định luật pháp đã được lập ra thì phải nghiêm, tình cảm phải sử dụng cho đúng chỗ.
“Bất kỳ tín ngưỡng hay một nền văn hóa nào cũng phải tuân thủ luật pháp của đất nước mà mình đang sống và làm việc”, bạn đọc viết.
Cũng có không ít ý kiến thắc mắc tại sao đến khi công trình đã được xây đến quy mô lớn như vậy thì mới lòi ra việc xây dựng nhà trên đất nông nghiệp và không xin giấy phép xây dựng.
“Công trình to đùng, sao mãi tới khi gần hoàn thành mới bị phạt? Nhiều nhà dân xây trái phép, mới đặt cục gạch đầu tiên đã có đầy đủ ban bệ xuống xử lý rồi” - một bạn đọc đặt câu hỏi.
Cũng có ý kiến giả sử nếu khi vừa bắt đầu công trình, các cơ quan chức năng kịp thời có ý kiến và hướng dẫn các bước xin giấy phép, thực hiện, cộng với sự chủ động hợp tác của người nghệ sĩ thì có lẽ đã không phải “khổ tâm” cho nhiều bên như hiện nay.
“Phải làm rõ trách nhiệm của cơ quan quản lý. Khi bắt đầu xây dựng, báo chí đưa tin rầm rộ, ai ai cũng biết nghệ sĩ Hoài Linh xây nhà thờ tổ, tại sao cơ quan quản lý không biết? Không đình chỉ xây dựng lúc đầu mà để đến giờ này? Phải xử lý nghiêm những cán bộ để xảy ra sự việc này, không thể cứ để sự việc xảy ra rồi hợp thức hóa, luật pháp sao nghiêm được?”, bạn đọc Phạm Văn Sơn đề nghị.
Có hay không thiếu sót của thanh tra xây dựng?
Nhà thờ tổ Hoài Linh Ảnh: Tuổi Trẻ
Luật sư (LS) Ngô Ngọc Trai, giám đốc Công ty luật Công chính, Đoàn LS TP Hà Nội, đánh giá công trình xây nhà thờ tổ của nghệ sĩ Hoài Linh là một công trình lớn.
Theo LS Ngô Ngọc Trai: “Công trình đã thi công được khá nhiều rồi mới đặt ra vấn đề là giấy tờ chưa có, nếu nói theo luật thì đó là vi phạm pháp luật và bị xử phạt. Song cũng cần nhìn ra những diễn biến thực tế thế nào, chủ đầu tư đã làm việc với chính quyền địa phương ra sao và hai bên đã có những thảo luận gì? ”, LS Ngô Ngọc Trai nhận định.
LS Nguyễn Văn Hậu, phó chủ tịch Hội luật gia TP.HCM, đặt vấn đề có hay không sự thiếu sót của thanh tra xây dựng khi để một công trình được xây gần như hoàn thiện như vậy tồn tại trong phạm vi quản lý của mình.
Phần nào không phù hợp thì xử lý
Về hướng xử lý, LS Nguyễn Văn Hậu cho rằng: “Trước hết danh hài Hoài Linh cần thực hiện chuyển mục đích sử dụng đất theo đúng quy định của pháp luật. Sau khi chuyển đổi mục đích sử dụng đất, xin phép xây dựng thì chính quyền địa phương mới xem xét công trình đang tồn tại có phù hợp với quy hoạch hay không và có thể để tồn tại. Nhưng phải xem đây là một bài học trong việc xây dựng trái phép”.
"Nếu phần công trình nào nằm trong phần diện tích được phép xây dựng thì sau đó có thể tiếp tục cho xây dựng để hoàn công, phần nào không được phép theo quy hoạch thì hướng dẫn và xử lý đúng theo quy định của pháp luật" - LS Nguyễn Văn Hậu nói thêm.
LS Ngô Ngọc Trai nói: “Qua sự kiện này nhắc nhở giới văn nghệ sĩ làm gì cũng cần cân nhắc tuân thủ pháp luật, không được nôn nóng vội vàng, chỉ biết đến mình mà bỏ qua pháp chế”.
Theo LS Ngô Ngọc Trai, vụ việc công trình nhà thờ tổ của nghệ sĩ Hoài Linh diễn ra trong bối cảnh hiện nay nhiều công trình xây dựng không phép, sai phép đang trong quá trình xử lý.
“Tùy từng vụ việc cụ thể, căn cứ vào tài liệu cơ sở pháp lý để đưa đến quyết định là buộc phá dỡ hay phạt cho tồn tại. Tùy vào những dữ kiện pháp lý chứ không phải vụ nào cũng buộc phá dỡ, vụ nào cũng cho tồn tại”, LS Ngô Ngọc Trai cho biết.
Theo Tuổi trẻ
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy