Tin liên quan
Trụ sở chính Công ty Mẹ - "Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam" (Ảnh: petrolimex.com.vn)
Sáng hôm qua (24/12), tại Hà Nội, Bộ Công Thương đã tổ chức Hội nghị tổng kết công tác tái cơ cấu, cổ phần hóa, thoái vốn doanh nghiệp thuộc Bộ Công Thương giai đoạn 2011 – 2015, kế hoạch 2016 -2020. Phát biểu tại Hội nghị, Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng cho biết, đến năm 2015, đã có 287 trên 299 doanh nghiệp Nhà nước của ngành Công Thương được cổ phần hóa xong. Riêng trong giai đoạn 2011-2015, Bộ hoàn thành công tác sắp xếp, cổ phần hóa 15 doanh nghiệp theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
Trong số 15 doanh nghiệp này, tính đến tháng 12/2015, có 8 doanh nghiệp đã được Bộ Công Thương hoàn thành xong công tác cổ phần hóa và chuyển đổi từ doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần hoạt động theo Luật Doanh nghiệp. Bao gồm: Tập đoàn Dệt may Việt Nam, Tổng công ty công nghiệp dầu thực vật Việt Nam, Công ty TNHH MTV Giao nhận kho vận ngoại thương, Công ty TNHH MTV Điện máy, Công ty TNHH MTV Du lịch và Xúc tiến thương mại, Công ty TNHH MTV Viện máy và Dụng cụ công nghiệp IMI, Công ty TNHH MTV Caric, Công ty TNHH MTV Cơ khí Duyên hải trực thuộc Tổng Công ty Máy và Thiết bị công nghiệp. Hiện, tổng số vốn Nhà nước còn nắm giữ ở 8 doanh nghiệp nêu trên đạt hơn 3.600 tỉ đồng.
Chỉ tính riêng trong năm 2015, Bộ Công Thương đã thực hiện cổ phần hóa 7 doanh nghiệp trong đó có 3 Công ty: Công ty Máy động lực và máy nông nghiệp Việt Nam; Công ty Giấy Việt Nam; Công ty Máy và Thiết bị công nghiệp và 4 Công ty TNHH MTV: Công ty TNHH MTV Điện máy và Đầu tư; Công ty TNHH MTV Xây lắp và Vật liệu xây dựng V; Công ty TNHH MTV Thực phẩm và Đầu tư công nghệ Fococev, Công ty TNHH MTV Vật liệu xây dựng và Xây lắp thương mại BMC. Dự kiến, hết năm 2015 và quý I/2016, Bộ Công Thương sẽ hoàn thành việc cổ phần hóa 7 doanh nghiệp này.
Bộ cũng cho biết, giai đoạn 2016 – 2020, Bộ sẽ tiếp tục đẩy mạnh hoạt động tái cơ cấu, cổ phần hóa, thoái vốn của doanh nghiệp nhà nước. Trong đó, đáng chú ý nhất là sẽ tập trung cổ phần hóa, thoái vốn của các tập đoàn, tổng công ty 91 gồm Dầu khí, Điện lực, Than Khoáng sản, Hóa chất, Thuốc lá…
Hiện Bộ Công thương vẫn còn quản lý 4 Tập đoàn kinh tế và một Tổng công ty 100% vốn Nhà nước gồm Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), Tập đoàn Công nghiệp Than Khoáng sản Việt Nam (TKV), Tập đoàn Hoá chất Việt Nam (Vinachem) và Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam (Vinataba).
4 Tập đoàn EVN, TKV, PVN, Vinachem đã được Thủ tướng Chính Phủ phê duyệt điều chỉnh đề án tái cơ cấu, kế hoạch sắp xếp, cổ phần hoá DN 100% vốn Nhà nước trực thuộc đồng thời các Tập đoàn đã có báo cáo Thủ tướng về kế hoạch sắp xếp, cổ phần hoá và tái cơ cấu DN ngoài Nhà nước giai đoạn 2016-2020.
Riêng với Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam, Bộ Công Thương kiến nghị Thủ tướng cho phép xây dựng kế hoạch sắp xếp, cổ phần hoá các đơn vị thành viên trực thuộc Tổng công ty và Công ty mẹ - Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam trong giai đoạn 2016-2020.
Đối với lộ trình thoái vốn nhà nước tại các doanh nghiệp đã cổ phần hóa, riêng với Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex), Bộ Công Thương sẽ chỉ đạo đơn vị này xây dựng phương án bán tiếp phần vốn nhà nước xuống mức quy định Nhà nước nắm giữ từ 65% đến 75% tổng số cổ phần và báo cáo Thủ tướng Chính phủ có ý kiến chấp thuận và ủy quyền Bộ Công Thương triển khai thực hiện.
Phương Phương
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy