Tin liên quan
Tuy nhiên, giờ đây khi nền kinh tế suy thoái, hệ thống ngân hàng ngắc ngoái trong vũng lầy “nợ xấu”, “sở hữu chéo”, áp lực “tái cơ cấu” của chính phủ thì công việc đáng mơ ước ngày nào thực sự đang đi kèm với rất nhiều thách thức.
Nhân viên Ngân hàng - Công việc đầy thách thức (Ảnh: Internet)
Ám ảnh chỉ tiêu
Trao đổi với phóng viên ANTT&TT, anh Hải Biên, hiện đang công tác tại Trung tâm bán và Dịch vụ của NH TMCP T cho biết mở đầu mỗi ngày làm việc, các phòng ban tại trung tâm đều tiến hành họp giao ban, theo đó, bộ phận quản lý sẽ thống kê và đánh giá hiệu quả công việc của từng cá nhân trong ngày hôm trước, đồng thời mỗi cá nhân cũng sẽ phải xây dựng và trình bày kế hoạch, mục tiêu công việc trong ngày hôm nay, những kế hoạch đó sẽ chính là cơ sở để đánh giá hiệu quả công việc trong ngày tiếp theo. Hằng ngày, nhà quản lý sẽ căn cứ các số liệu thống kê về công việc như gặp được bao nhiêu khách hàng, bao nhiêu khách hàng phản hồi, bán được bao nhiêu sản phẩm (bảo hiểm, thẻ tín dụng…), huy động, giải ngân được bao nhiêu để cho điểm đánh giá. Điểm đánh giá được áp dụng ở đây là chỉ số KPI (Key performance Indicator), chỉ số đánh giá thực hiện công việc. Dựa trên việc hoàn thành KPI, ngân hàng sẽ quyết định các chế độ thưởng phạt cho từng cá nhân.
Về cơ bản thì việc áp dụng đánh giá hiệu quả công việc theo KPI là một phương pháp tương đối công bằng và minh bạch. Tuy nhiên, với việc Ngân hàng áp chỉ tiêu khá cao thì khả năng hoàn thành công việc hàng ngày, hàng tháng cho mỗi nhân viên là hết sức chật vật. Chính vì vậy, theo anh Biên, hiếm tháng nào mà mọi người được hưởng thêm lương kinh doanh ngoài mức lương cứng khá thấp.
Khi được hỏi về áp lực chỉ tiêu tại Ngân hàng, anh Vinh, người vừa tham gia phỏng vấn tuyển dụng tại NH V chia sẻ: ”Mình phỏng vấn thi tuyển vào vị trí chuyên viên Quan hệ khách hàng cá nhân, hội đồng tuyển dụng có cho biết chỉ tiêu doanh số của vị trí này đó là huy động 1 tỷ và cho vay 2 tỷ, đồng thời bán được 10 hợp đồng bảo hiểm trong 3 tháng thử việc. Kỳ thực, trên cương vị là một sinh viên mới ra trường, lại xuất phát từ nông thôn,kinh nghiệm và mối quan hệ còn hạn chế, về chỉ tiêu huy động và cho vay dù rất khó khăn nhưng mình thấy còn có chút khả thi chứ việc bán 10 hợp đồng bảo hiểm mình thấy bất lực lắm”.
Có thể nói chỉ số KPI, áp lực doanh số đã trở “nỗi ám ảnh” thường trực đối với mỗi nhân viên cũng như những ai có ý định trở thành 1 "banker". Nếu không hoàn thành được ngưỡng điểm mà ban quản trị đã đề ra, mỗi nhân viên sẽ phải đối diện với nguy cơ sa thải.
Ám ảnh KPI (Ảnh: Internet)
Chị Hương, chuyên viên phòng kinh doanh thẻ của 1 NHTM ở khu vực Hai Bà Trưng cho biết hiện tại chị được Ngân hàng áp chỉ số KPI là 600 điểm mỗi tháng. Theo đó, khung định mức tính điểm được áp dụng như sau: với mỗi thẻ tín dụng được kích hoạt nhân viên phát hành sẽ được 15 điểm, tương tự với thẻ Debit là 7 điểm và 0,5 điểm cho mỗi thẻ ATM và tài khoản cá nhân. Như vây, để đạt chỉ tiêu, tính trung bình mỗi ngày chị Hương phải phát hành được 1 thẻ tín dụng và 1 thẻ Debit. Nhìn qua thì có vẻ khá nhẹ nhàng nhưng kỳ thực để thực hiện được mục tiêu khiêm tốn đó là cực kỳ vất vả. Bởi lẽ trên thị trường hiện nay, có quá nhiều Ngân hàng cung cấp thẻ, sự cạnh tranh là rất khốc liệt và số người thực sự có nhu cầu dùng các loại thẻ vẫn còn hạn chế, không kể mỗi người tối đa cũng chỉ cần 1 đến 2 thẻ và chi phí để kích hoạt thẻ cũng không rẻ (110 nghìn/ thẻ Debit và 275 nghìn/thẻ Credit). Như chia sẻ của chị Hương, tháng đầu tiên thực hiện còn đơn giản, vì khi đó có thể mời người thân, bạn bè sẻ dụng dịch vụ chứ sang các tháng tiếp theo, khi mối quan hệ thân quen cạn dần, phải gọi điện chào mời khách hàng thì cực kỳ mệt mỏi, chán nản. Cả ngày, có khi gọi tới cả trăm cuộc điện thoại mà chẳng ai có nhu cầu, đôi khi còn bị trả lời một cách khiếm nhã.
Cũng theo chị Hương, chỉ tiêu bên NH chị còn được coi là khá nhẹ nếu xét trên mặt bằng chung. Như chị kể, bạn bè chị đang làm ở một số ngân hàng khác, hằng tháng còn phải tự bỏ tiền túi ra kích hoạt thẻ cho khách hàng để đạt KPI, để đỡ bị trách phạt và xa thải. Gọi theo cách vui mà bọn chị thường nói đó là cuối tháng “cắt máu”.
So với nhân viên kinh doanh thẻ, áp lực đối với nhân viên tín dụng còn lớn hơn. Không còn cảnh Doanh nghiệp xếp hàng xin các nhà băng xét duyệt cho vay, trong bối cảnh kinh tế khó khăn, hàng loạt Công ty phá sản, nhu cầu vay vốn nhỏ giọt, giờ đây nhân viên ngân hàng đến tận nơi, gõ cửa từng doanh nghiệp để mời vay vốn. Hằng ngày, thông qua các website, bảng hiệu,… nhân viên ngân hàng tìm kiếm số điện thoại và chủ động gọi điện, mời chào khách hàng vay vốn. Ngoài ra,để tăng hiệu quả, giờ đây rất nhiều tín dụng viên thường xuyên phải đi đến tận công ty, tìm đến tận cửa hàng, làng nghề tìm hiều nhu cầu vay vốn và giới thiệu sản phẩm của Ngân hàng. Anh Chung, một cán bộ tín dụng cho biết, đã dành cả ngày hôm thứ 6 để khảo sát các hộ kinh doanh quanh khu vực Bát Tràng, mời rất nhiều người nhưng chưa tìm được ai có nhu cầu vay, có nơi vừa vào gia chủ đã bảo cách đó nửa tiếng vừa có ngân hàng M tới giới thiệu.
Mời bạn đọc đón xem tiếp kỳ 2...
Ninh Giang
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy