Nhật Bản giữ nguyên chính sách dù suy thoái kinh tế và lạm phát thấp
21/11/2015 09:46:44
Thứ Năm vừa qua, ngân hàng trung ương Nhật Bản tuyên bố giữ nguyên chính sách tiền tệ, điều đó chỉ ra rằng suy thoái kinh tế lần thứ hai kể từ khi Thủ tướng Shinzo Abe nhậm chức không đủ để làm thay đổi quan điểm của Thống đốc ngân hàng ngài Haruhiko Kuroda rằng xu hướng lạm phát đang được cải thiện.

Tin liên quan

Ảnh minh hoạ

Quyết định của BOJ giữ nguyên chính sách đã được dự báo bởi tất cả 41 nhà kinh tế trong khảo sát của Bloomberg đưa ra sau một ngày khi một báo cáo cho thấy Nhật Bản đã quay trở lại giai đoạn suy thoái trong sáu tháng qua. Bằng chứng là giá cả đã giảm trong tháng Tám và tháng Chín

Ngài Kuroda khẳng định rằng xu hướng lạm phát đang được cải thiện trong khi lưu ý rằng ông vẫn sẵn sàng để điều chỉnh chính sách nếu cần thiết. Các chuyên gia kinh tế được chia thành hai phe - một kỳ vọng ngân hàng trung ương tiếp tục nới lỏng chính sách vào đầu năm tới trong khi phe còn lại mong muốn chính phủ sẽ không có thêm hành động nào trong tương lai gần.

"BOJ đã thực hiện chính sách nới lỏng lớn, và tôi không nghĩ rằng họ không muốn nới nhiều hơn nữa vì các tác động bổ sung sẽ rất giới hạn," Maiko Noguchi, chuyên gia kinh tế tại Daiwa Securities Group Inc -cựu quan chức tại các ngân hàng trung ương cho biết.

Trong số 41 nhà kinh tế được khảo sát bởi Bloomberg, 21 người dự đoán ngân hàng sẽ tăng thêm chính sách kích thích kinh tế vào tháng 4 năm 2016, trong khi 19 người không kỳ vọng kích thích kinh tế bổ sung, theo cuộc thăm dò được tiến hành từ ngày 13- 17 tháng 11.

Chính sách tiền tệ cơ bản

BoJ công bố duy trì chính sách tăng cung tiền khoảng 80.000 tỷ yên/năm (tương đương 679 tỷ USD) thông qua chương trình mua tài sản. BoJ đã hạ triển vọng về giá cả và cho rằng mức tăng về chỉ số giá tiêu dùng (CPI) so với cùng kỳ năm ngoái chỉ trong khoảng 0-0,5% do giá năng lượng giảm.

Các ngân hàng trung ương cho biết rằng "kỳ vọng lạm phát dường như đang tăng lên trong dài hạn, mặc dù cũng cho biết thêm "một số nhân tố cho thấy nhận định trên là tương đối yếu."

Trong một cuộc họp báo ở Tokyo sau khi kết quả cuộc họp cải tổ đã được công bố, ông Kuroda cho biết các công ty Nhật Bản đã không chi tiêu vốn đạt như các kế hoạch của họ đề ra. Ông cho biết khoản chi đó nên tăng, thậm chí dù bị trì hoãn một chút.

Kuroda cũng cho biết trong cuộc họp báo rằng không cần phải thay đổi quan điểm cho rằng kỳ vọng giá ở Nhật Bản đang tăng lên trong dài hạn.

Lạm phát mục tiêu

Các nhà kinh tế gần như nhất trí trong dự báo rằng ngân hàng trung ương sẽ không đáp ứng được mục tiêu giữ lạm phát ở mức 2 % trong khoảng sáu tháng từ tháng Ba năm 2017.

Tổng sản phẩm quốc nội của Nhật Bản đã giảm 0.8% trong ba tháng từ tháng Bảy đến tháng Chín, sau khi giảm 0.7 % trong quý trước, hai quý được cho là đủ điều kiện liệt vào một cuộc suy thoái. Về mặt giá cả, giá tiêu dùng không bao gồm thực phẩm tươi sống giảm 0.1 % trong tháng Chín.

Nhật Bản cần có các biện pháp hỗ trợ, Bộ trưởng Kinh tế Akira Amari chia sẻ với các phóng viên sau khi báo cáo GDP được công bố. Cách tốt nhất để làm điều đó là cho phép các công ty sử dụng dự trữ tiền mặt của họ để tăng tiền lương và đầu tư, ông nói.

Các chuyên gia kinh tế đã khẳng định đầu tư kinh doanh yếu là một yếu tố quan trọng kéo tăng trưởng trong quý hai và quý ba xuống. Đây là lần đầu tiên chi tiêu vốn đã giảm kể từ năm 2011 trong khi lợi nhuận của hầu hết công ty đã tăng lên mức cao nhất kể từ năm 1954 trong quý II.

"BOJ có thể sẽ buộc phải giảm hơn nữa vào đầu năm tới," Yuichi Kodama, chuyên gia kinh tế tại Meiji Yasuda Life Co "BOJ phải có hành động bởi sẽ có một sự thay đổi trong xu hướng của lạm phát", ông nói.

Dò tìm đầu mối

Một số chuyên gia kinh tế thận trọng hơn khi nhìn vào xu hướng dịch chuyển của tiền tệ. Họ đang tìm kiếm đầu mối hé lộ thời gian hành động của BOJ. Nếu đồng tiền tăng mạnh lên trên 110 yên/ 1 đôla, nó có thể đẩy các ngân hàng thay đổi chính sách, theo Daisuke Karakama, chuyên gia kinh tế tại Mizuho Bank Ltd.

"Tôi không nghĩ rằng BOJ sẽ quyết định nới lỏng chính sách hơn nữa nếu đồng yên yếu hơn 120," Chotaro Morita, giám đốc chiến lược giá tại Tokyo của SMBC Nikko Securities Inc. "Các căn cứ để nới lỏng hơn sẽ được đặt ra khi nói Yên tăng mạnh lên khoảng 115 yên/ 1 đôla. "

Các chỉ số chứng khoán Topix tăng 0.9 % lên 1,600.38 vào lúc đóng cửa phiên giao dịch tại Tokyo sau khi tăng 1.5 %. Yên tăng 0,2 % lên mức 123,35 yên/1 đôla lúc 4:46 theo giờ địa phương.

Ban quản trị BOJ sẽ họp vào ngày 17- 18 tháng mười hai sau khi Fed kết thúc cuộc họp hai ngày vào ngày 16. Ngân hàng trung ương Mỹ dự kiến ​​sẽ tăng lãi suất vào tháng Mười Hai tới.

 
Theo: ANTT/NĐT
Thích và chia sẻ bài viết này :
Tags :
Tin liên quan
Mọi góp ý tin bài cho chúng tôi vui lòng gửi vào email: antt.toasoan@gmail.com
Đang phổ biến