Theo đó, NHNN cho biết, qua công tác quản lý nhà nước về hoạt động ngân hàng trong các tháng đầu năm 2019 cho thấy hoạt động đầu tư trái phiếu doanh nghiệp của các NHTM nói chung còn tiềm ẩn rủi ro khi một số ngân hàng có số dư đầu tư trái phiếu doanh nghiệp chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản và tiếp tục tăng nhanh.
Cùng với đó, số dư đầu tư trái phiếu vào lĩnh vực xây dựng, bất động sản lớn khi thị trường bất động sản chưa phục hồi vững chắc, hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp vẫn còn nhiều khó khăn.
Một số ngân hàng đầu tư trái phiếu với mục đích khác ở mức cao và biến động lớn, khó kiểm soát.
Doanh nghiệp xây dựng, bất động sản đang là nhóm có lãi suất trái phiếu cao nhất thị trường, cá biệt một vài doanh nghiệp lên tới 14,5%/năm. Ảnh minh họa.
Ngoài ra, một số ngân hàng tiếp tục đầu tư trái phiếu với mục đích cơ cấu lại nợ của tổ chức phát hành trong năm 2019.
NHNN yêu cầu các ngân hàng không được mua trái phiếu doanh nghiệp trong đó có mục đích để cơ cấu lại các khoản nợ của doanh nghiệp phát hành theo đúng quy định. Ngân hàng kiểm soát chặt chẽ hoạt động đầu tư trái phiếu có mục đích đầu tư vào các chương trình, dự án thuộc lĩnh vực kinh doanh bất động sản hoặc tăng quy mô vốn của tổ chức phát hành hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản để hạn chế rủi ro.
Đồng thời tăng cường kiểm tra, giám sát sau cho vay, trong đó đặc biệt là giám sát việc sử dụng vốn đúng mục đích khi phát hành trái phiếu doanh nghiệp; thường xuyên theo dõi đánh giá để xác định sớm các dấu hiệu bất thường về khả năng thực hiện các nghĩa vụ trả nợ của doanh nghiệp…
Các ngân hàng tập trung rà soát việc đầu tư trái phiếu chuyển đổi với các doanh nghiệp có số dư lớn, nhất là các doanh nghiệp có quan hệ tín dụng với nhiều tổ chức tín dụng, doanh nghiệp khác, đảm bảo tuân thủ đúng quy định về các giới hạn, tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động ngân hàng, đặc biệt là quy định về giới hạn cấp tín dụng đối với một khách hàng, một khách hàng và người có liên quan.
Trước đó, nhiều doanh nghiệp bất động sản đã ồ ạt phát hành trái phiếu để huy động vốn. Nhiều chuyên gia cho rằng đây là dấu hiệu của việc thị trường này đang khát vốn do bị siết dòng vốn tín dụng.
Các chuyên gia cũng cảnh báo việc nhiều doanh nghiệp đẩy mức lãi suất trái phiếu lên rất cao (13-14%/năm) tiềm ẩn nhiều rủi ro với thị trường và nhà đầu tư.
Theo số liệu của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, nửa đầu năm nay đã có khoảng 60.000 tỷ trái phiếu doanh nghiệp được phát hành. Số liệu thống kê bên phía Công ty chứng khoán MB cũng ước tính vào khoảng 70.000 tỷ đồng.
Trong đó, có khoảng 20.000 tỷ đồng là giá trị trái phiếu các doanh nghiệp bất động sản phát hành.
Đặc biệt, trái phiếu doanh nghiệp bất động sản không chỉ tăng về quy mô mà còn tăng mạnh về lãi suất. Nhiều doanh nghiệp sẵn sàng chi trả mức lãi suất trái phiếu lên tới 11-13%/năm, cá biệt có một vài doanh nghiệp đưa ra con số 14,5%/năm với trái phiếu tín chấp của mình.
Khánh Linh (T/h)
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy