Dòng sự kiện:
NHTM 'ôm bom' trái phiếu và ảnh hưởng việc hủy 9 đợt trái phiếu Tân Hoàng Minh
27/06/2023 08:03:35
Với vai trò là người mua chính trên thị trường, các NHTM 'ôm' khối lượng lớn TPDN. Sau hàng loạt biến động của thị trường trái phiếu như sự kiện Tân Hoàng Minh, cơ quan quản ltđã có những động thanh lọc thị trường.

Trong tháng cuối năm 2021, có tổng cộng 80 đợt phát hành trái phiếu riêng lẻ với giá trị phát hành 65.757 tỷ đồng. Ngân hàng và bất động sản là hai nhóm ngành phát hành khối lượng trái phiếu lớn nhất với giá trị lần lượt đạt 46.926 tỷ đồng và 9.538 tỷ đồng, chiếm 71,36% và 14,5% tổng giá trị phát hành của tháng. 

Thời điểm này, theo thống kê tại gần 20 ngân hàng thương mại, dư nợ trái phiếu doanh nghiệp ghi nhận giảm 9% trong năm 2022. Trong đó, hơn một nửa nhà băng giảm tỷ lệ nắm giữ trái phiếu doanh nghiệp.

Cụ thể, tại Techcombank trong một năm qua lượng trái phiếu doanh nghiệp nhà băng này nắm giữ đã sụt giảm gần 21.800 tỷ đồng, từ 62.000 tỷ đồng (năm 2021) đến cuối năm 2022 lùi về hơn 41.000 tỷ đồng.

Nhiều ngân hàng khác cũng giảm mạnh trái phiếu doanh nghiệp nắm giữ tính đến cuối năm 2022 gồm: HDBank (giảm 5.900 tỷ đồng); VietinBank (giảm 5.299 tỷ đồng);… 

Ngược lại, tại một số nhà băng danh mục đầu tư trái phiếu doanh nghiệp vẫn tăng. Điển hình, tại MB trong năm 2022 nhà băng này đã tăng lượng nắm giữ trái phiếu doanh nghiệp thêm 4.500 tỷ so với cuối năm 2021.

Tính đến cuối năm 2022, MB đầu tư 46.870 tỷ đồng vào trái phiếu doanh nghiệp, trở thành nhà băng đứng đầu (trong số 20 ngân hàng khảo sát) hệ thống về số lượng trái phiếu doanh nghiệp nắm giữ.

VPBank thời điểm này cũng là nhà băng "ôm" cả tỷ USD trái phiếu doanh nghiệp tính đến cuối năm 2022. So với năm 2021, giá trị trái phiếu doanh nghiệp mà VPBank nắm giữ đã tăng hơn 5.000 tỷ đồng, từ 27.700 tỷ lên 32.800 tỷ đồng.

Tăng lượng nắm giữ trái phiếu doanh nghiệp trong năm 2022, TPBank cũng trở thành một trong 4 ngân hàng nắm tới gần 1 tỷ USD trái phiếu doanh nghiệp. Cụ thể, lượng trái phiếu doanh nghiệp tính đến cuối năm 2022 của TPBank đang đứng ở mức 21.600 tỷ đồng, tăng hơn 3.000 tỷ đồng so với cuối năm 2021.

Thống kê 10 ngân hàng đang nắm giữ trái phiếu doanh nghiệp lớn nhất,  tính đến ngày 31/12/2022

Ở nhóm bất động sản, các doanh nghiệp có giá trị phát hành lớn như CTCP Đầu Tư SunValley (3.560 tỷ đồng), CTCP Bách Hưng Vương (2.980 tỷ đồng), CTCP Wealth Power (2.880 tỷ đồng), Vinhomes (2.280 tỷ), Golf Long Thành (1.000 tỷ), Sunbay Ninh Thuận (800 tỷ), Phát Đạt (775 tỷ).

Theo VBMA, riêng 3 đơn vị Sun Valley, Bách Hưng Vương và Wealth Power đã phát hành tổng cộng gần 10.000 tỷ đồng giai đoạn gần đây và những doanh nghiệp này đều có mối liên hệ mật thiết với Tân Hoàng Minh - Tập đoàn bất động sản trúng thầu khu đất Thủ Thiêm với mức giá kỷ lục trong tháng 12/2021.

Trong đó, doanh nghiệp có giá trị phát hành lớn nhất là Công ty CP Đầu Tư Sun Valley với giá trị 3.560 tỷ đồng, trái phiếu có kỳ hạn 4 năm. Công ty được thành lập năm 2018 với vốn điều lệ hiện đạt 650 tỷ đồng.

Trong khi, Công ty CP Bách Hưng Vương với giá trị huy động 2.980 tỷ đồng, trái phiếu được phát hành riêng lẻ theo kỳ hạn 1 năm. Công ty được thành lập năm 2018 với vốn điều lệ hiện là 536 tỷ đồng.

Một doanh nghiệp khác là Công ty CP Wealth Power cũng phát hành thành công 2.880 tỷ đồng trái phiếu với kỳ hạn 12 tháng. Công ty này được thành lập năm 2017 và hiện có vốn điều lệ 530 tỷ đồng.

Tuy nhiên, sau hàng loạt biến động của thị trường trái phiếu như sự kiện Tân Hoàng Minh, cơ quan quản lý đã có những động thái thanh lọc thị trường.

Theo đánh giá của FiinRatings tại Báo cáo "Nhìn lại 2022 & Triển vọng thị trường vốn 2023", danh mục trái phiếu doanh nghiệp của một số ngân hàng đang tiềm ẩn rủi ro tín dụng khi thị trường đã xuất hiện một số trường hợp chậm trả lãi và gốc trái phiếu.

"Mặc dù chỉ chiếm khoảng 2,2% tổng tài sản sinh lời của các ngân hàng, nhưng khi trái phiếu doanh nghiệp bị "nhảy" nhóm nợ cũng sẽ làm các khoản vay khác của doanh nghiệp đó tại các ngân hàng khác bị phân loại vào nhóm có chất lượng nợ thấp hơn, gia tăng tỷ lệ nợ xấu của toàn hệ thống", báo cáo đề cập.

Đây cũng là một trong những lý do, Ngân hàng Nhà nước nhiều lần yêu cầu các ngân hàng thương mại kiểm soát chặt chẽ rủi ro tín dụng đối với hoạt động đầu tư trái phiếu doanh nghiệp, lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro như đầu tư, kinh doanh chứng khoán, lĩnh vực bất động sản,…

Trước tình trạng dư nợ trái phiếu doanh nghiệp tại một số ngân hàng vẫn tăng bất chấp sự cảnh báo của cơ quan quản lý, một chuyên gia kinh tế cho rằng, việc một số ngân hàng ồ ạt mua trái phiếu doanh nghiệp thời gian qua có thể nhằm mục đích đảo nợ, cơ cấu lại nợ cho doanh nghiệp. Bởi, nếu đến kỳ hạn vay không có tiền trả nợ thì việc phát hành trái phiếu sẽ giúp doanh nghiệp trả nợ đúng hạn, không bị ảnh hưởng đến xếp hạng tín dụng. Nói cách khác, đây là một cách ngân hàng và doanh nghiệp "bắt tay" dùng trái phiếu doanh nghiệp để đảo nợ.

Mặt khác, trái phiếu doanh nghiệp có thể là cách giúp các ngân hàng thương mại vừa "lách luật" để cho vay doanh nghiệp bất động sản, các công ty chứng khoán, lại vừa tránh được lệnh siết cho vay vào lĩnh vực rủi ro, không phải trích lập dự phòng rủi ro, vừa làm sạch bảng cân đối tài chính.

Ngày 15/1/2022, Thông tư 16/2021/TT-NHNN sẽ chính thức có hiệu lực với nhiều quy định chặt chẽ về hoạt động mua bán trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) của ngân hàng thương mại.

Theo đó, Thông tư mới quy định tổ chức tín dụng không được mua trái phiếu doanh nghiệp trong 3 trường hợp: doanh nghiệp phát hành TPDN để cơ cấu nợ, để góp vốn mua cổ phần và để tăng vốn.

Ngoài ra, Thông tư 16/2021/TT-NHNN quy định tổ chức tín dụng chỉ được mua trái phiếu doanh nghiệp khi tổ chức tín dụng đó có tỷ lệ nợ xấu dưới 3% theo kỳ phân loại gần nhất theo quy định của Ngân hàng Nhà nước về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động đối với tổ chức tín dụng trước thời điểm mua trái phiếu doanh nghiệp.

Thông tư 16/2021/TT-NHNN quy định tổ chức tín dụng không được mua trái phiếu doanh nghiệp trong 3 trường hợp: doanh nghiệp phát hành TPDN để cơ cấu nợ, để góp vốn mua cổ phần và để tăng vốn. 

Thông tư 16 quy định ngân hàng phải giám sát dòng tiền của doanh nghiệp phát hành sau khi mua trái phiếu doanh nghiệp. Trường hợp phát hiện doanh nghiệp phát hành sử dụng tiền thu từ phát hành trái phiếu không đúng mục đích tại phương án, cam kết với tổ chức tín dụng, thì tổ chức tín dụng yêu cầu doanh nghiệp phát hành trái phiếu mua lại trái phiếu trước hạn.

Trong thời gian nắm giữ trái phiếu doanh nghiệp, tối thiểu định kỳ 6 tháng/lần, tổ chức tín dụng đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp phát hành, đánh giá tình hình tài chính, khả năng thanh toán gốc, lãi trái phiếu của doanh nghiệp phát hành. 

....

Bảo Khánh (T/h)

Thích và chia sẻ bài viết này :
Mọi góp ý tin bài cho chúng tôi vui lòng gửi vào email: antt.toasoan@gmail.com
Đang phổ biến