Tin liên quan
Tuy nhiên trong hai giả thuyết trên không có cái nào là toàn diện hay khách quan.“Tiên trách kỷ hậu trách nhân”, trước hết phải nói rằng sự khó khăn đến với Nga trong thời điểm này cũng là do cấu trúc kinh tế bất cân xứng, phụ thuộc quá nhiều vào năng lượng. Quốc gia này cũng thất bại trong việc liên kết với hệ thống thương mại toàn cầu và kết quả là không thể cân bằng được rủi ro tài chính khi dính líu đến cuộc khủng hoảng chính trị với Ukraine.
Đến ngày 25/12/2014 thì Nga đã tuyên bố cuộc khủng hoảng tiền tệ kết thúc khi đồng Rúp tăng 35% trở lại so với USD. Tuy nhiên, trong gần 2 tuần đầu năm 2015, đồng Rúp Nga đã lại quay đầu giảm giá so với đồng bạc xanh. Trong một tuần đầu năm nay đồng tiền Nga đã tiếp tục mất giá 8% so với đô la Mỹ khi dầu Brent tiếp tục giảm dưới cả ngưỡng nguy hiểm 50USD/thùng. Bên cạnh đó, những chính sách mạo hiểm để cứu đồng Rúp trong những ngày cuối năm 2014 cũng gây tổn thất mạnh mẽ cho Nga: dự trữ ngoại hối sụt giảm mạnh, lạm phát tăng cao, các doanh nghiệp Nga bị o ép bởi lãi suất mới quá cao. Điều này châm ngòi cho một cuộc khủng hoảng kinh tế tồi tệ nhất khiến thế giới phải nhớ lại thời điểm năm 1998.
Việc nâng lãi suất cơ bản là “con dao hai lưỡi”. Khi tăng lãi suất đột ngột với biên độ lớn như vậy, các nhà đầu tư sẽ tích cực nắm giữ tài sản bằng đồng ruble (hoặc, ngược lại, ngăn chặn cơn sợ hãi của nhà đầu tư rời bỏ các tài sản bằng đồng ruble và chuyển sang các tài sản bằng ngoại tệ và chuyển ra nước ngoài cho an toàn) đồng thời ngăn chặn hành động đầu cơ trục lợi của các nhà đầu tư thông qua việc vay bằng đồng ruble đang mất giá mạnh để đầu cơ vào USD, sau đó bán USD thu về nhiều hơn số đồng ruble đã vay.
Nhưng mặt bên kia của đồng xu tăng lãi suất cũng sẽ là cái giá đắt đỏ mà chính các doanh nghiệp Nga phải gánh chịu.
Như vậy, có thể thấy các biện pháp hiện tại của Nga chỉ có tác dụng trong ngắn hạn, chỉ giúp họ mua thêm thời gian trước khi có những biện pháp cơ bản khác và hữu hiệu hơn được thực thi.
Tuy nhiên trong tình cảnh hiện nay của Nga khi vẫn đang vô cùng kiêu hãnh trong cuộc chiến trên chính trường và giá dầu không biết khi nào sẽ hồi phục, thì việc thực hiện những biện pháp nêu trên vẫn rất khó khăn để thực thi.
Hai quốc gia này cũng đang chịu một vấn đề tương tự, đó là nền kinh tế phụ thuộc bất cân xứng vào một ngành công nghiệp. Ví dụ như Trung Quốc phụ thuộc chủ yếu vào nền kinh tế bất động sản. Năm 2013, đầu tư bất động sản của TQ chiếm 20% trên tổng số đầu tư tài sản cố định. Trong năm ngoái, thị trường nhà đất TQ đã phải chứng kiến sức mua vô cùng trì trệ so với những năm trước do nhu cầu giảm và những điều này sẽ khiến nền kinh tế cực kỳ khó phục hồi nếu tiếp tục duy trì trong thời gian tới.
Trung Quốc cần sử dụng mạng lưới kinh tế của mình để giúp tái cấu trúc những nền công nghiệp truyền thông và mở ra những cơ hội kinh doanh mới. Điều này cũng là một thách thức đối với chính quyền Bắc Kinh khi phải nới lỏng những luật lệ đối với các nền kinh tế khác trên thế giới.
Bên cạnh đó phải nhắc đến vũ khí nguy hiểm: lệnh trừng phạt. Đây vốn là một biện pháp nguy hiểm mà các “ông lớn” trên thế giới vẫn hay áp dụng như một cách khuất phục nhau bằng vũ khí tiền tệ. Tuy nhiên đây là một dụng cụ nhạy cảm, có thể gây tích sát thương không chỉ cho đối thủ mà còn chính người sử dụng. Việc châu Âu áp đặt lệnh trừng phạt lên Nga qua việc sát nhập Crime là một ví dụ điển hình.
Thủ tướng Bulgaria Boiko Borisov ngày 4/12 tuyên bố rằng nền kinh tế nước này đang chịu ảnh hưởng nặng nề từ lệnh trừng phạt của EU, vốn được đưa ra chỉ nhằm vào nền kinh tế, tài chính và quốc phòng của Nga. Thêm vào đó, 1/4 khách du lịch đến Bulgaria là người Nga. Số lượng khách du lịch Nga sang nước này đang giảm và sẽ giảm nhiều hơn nữa do đồng rúp đang mất giá, dẫu nguyên nhân của việc này chủ yếu xuất phát từ giá dầu giảm nhiều hơn là lệnh trừng phạt của EU.
Có lẽ trước khi xem xét sử dụng vũ khí lệnh trừng phạt, giới chức phương Tây cần cân nhắc kỹ lưỡng hơn về những ảnh hưởng của nó.
Tú Anh (theo Businessweek/Wantchinatimes)
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy