Tại buổi gặp mặt và giao nhiệm vụ cho các đơn vị trong ngày làm việc đầu tiên sau nghỉ Tết, Bộ trưởng Công Thương Nguyễn Hồng Diên nhận định tình hình năm 2024 sẽ còn khó khăn thách thức.
Ông Diên giao các đơn vị đẩy mạnh kiểm tra, kiểm soát thị trường, xử lý nghiêm hành vi vi phạm đối với những mặt hàng phục vụ đời sống nhân dân dịp lễ hội đầu năm và các mặt hàng thiết yếu.
Thời gian tới, một trong những nhiệm vụ lớn của Quy hoạch tổng thể quốc gia là hoàn thiện mạng lưới đường bộ cao tốc
Ngoài ra, sớm hoàn thiện xây dựng 4 quy hoạch ngành quốc gia quan trọng: Quy hoạch điện VIII, Quy hoạch năng lượng, Quy hoạch khoáng sản và Quy hoạch dự trữ xăng dầu, để trình Thủ tướng Chính phủ ký ban hành. Đồng thời, tiếp tục phát huy tốt vai trò của hệ thống cơ quan thương vụ Việt Nam ở nước ngoài, hỗ trợ các địa phương, hiệp hội, doanh nghiệp khai thác có hiệu quả các hiệp định thương mại tự do…
Giải bài toán chênh lệch cung - cầu bất động sản
Tại buổi gặp mặt các lãnh đạo, cơ quan chủ chốt Bộ Xây dựng sáng 15/2, Bộ trưởng Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị cho biết, cơ quan này sẽ triển khai hàng loạt biện pháp nhằm giúp thị trường bất động sản phát triển ổn định, bền vững thời gian tới, trong đó sẽ chú trọng giải bài toán cung - cầu.
Theo ông Nghị, thị trường bất động sản năm 2023 đã gặp nhiều khó khăn ngay từ đầu năm, đặc biệt là tình trạng thiếu nguồn cung, thiếu cân đối trong cơ cấu sản phẩm, phổ biến là bất động sản ở các phân khúc nhà ở trung, cao cấp, bất động sản du lịch có biểu hiện dư thừa. Trong khi đó, phân khúc nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân và nhà ở thương mại giá phù hợp cho đối tượng thu nhập thấp, thu nhập trung bình thiếu nguồn cung gay gắt, không đáp ứng được nhu cầu của người dân. Nhiều dự án bất động sản gặp vướng mắc các thủ tục pháp lý liên quan đầu tư, đất đai, xây dựng… Theo ông Nghị, các dấu hiệu tích cực của thị trường bất động sản đặt ra kỳ vọng thị trường dần phục hồi và phát triển trở lại trong năm 2024.
Dồn sức cho các quy hoạch phát triển
Ngày 15/2, Bộ trưởng KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng cho biết, trong bối cảnh tình hình thế giới, trong nước được dự báo tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường, Bộ KH&ĐT sẽ quyết liệt, tập trung đẩy mạnh và triển khai nhanh hơn các nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm của năm 2024 trên tinh thần kỷ cương trách nhiệm, chủ động kịp thời, tăng tốc sáng tạo, hiệu quả bền vững.
Theo ông Dũng, với doanh nghiệp, để đạt mục tiêu đề ra, cần nêu cao tinh thần đổi mới, tự lực, tự cường, phát huy hơn nữa tính chủ động thích ứng, tận dụng từng cơ hội nhỏ nhất, có các phương án thích ứng với biến động trong tương lai; đón đầu các xu hướng mới, nhất là kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn. Các doanh nghiệp cũng cần đẩy mạnh chuyển đổi số, ứng dụng khoa học công nghệ; quan tâm, chú trọng hơn đến việc đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và chế độ giữ chân người lao động, đặc biệt là lao động có tay nghề, trình độ cao.
Ông Dũng cho biết, thời gian tới, một trong những nhiệm vụ lớn của quy hoạch tổng thể quốc gia là hoàn thiện mạng lưới đường bộ cao tốc. Năm 2024, Bộ KH&ĐT sẽ tập trung nhiệm vụ xây dựng quy định cũng như hoàn thiện các quy hoạch để trình Chính phủ phê duyệt. Với quy hoạch tổng thể quốc gia, đến cuối năm 2023, đã có 18/39 quy hoạch ngành quốc gia và 52/63 quy hoạch tỉnh được phê duyệt. Năm quy hoạch vùng còn lại (ngoài vùng Đồng bằng sông Cửu Long) cũng đã được thẩm định thông qua, đang hoàn thiện trình phê duyệt. Bộ KH&ĐT đang tổ chức nghiên cứu để đề xuất các cơ chế, chính sách phát triển vùng động lực, hành lang kinh tế ưu tiên được xác định trong quy hoạch, dự kiến trình Chính phủ xem xét, ban hành trong năm 2024.
Tập trung phát triển nông nghiệp xanh Trong ngày đầu năm mới, Bộ trưởng NN&PTNT Lê Minh Hoan dẫn đầu đoàn công tác Bộ NN&PTNT đến huyện Thoại Sơn (tỉnh An Giang) thăm đồng đầu Xuân để nắm bắt tình hình dịch hại, sản xuất, liên kết tiêu thụ trong vụ đông xuân 2023 - 2024. Qua chuyến thăm, ông Hoan mong muốn ngành nông nghiệp trong nước nói chung và An Giang nói riêng sớm áp dụng những cách làm phù hợp để hiện thực hóa ngành nông nghiệp hiện đại và gắn với phát triển xanh. Trong đó, trọng điểm là nền kinh tế chia sẻ, đề cao tinh thần hợp lực của nhiều người, nhiều ngành để sản xuất hiệu quả, lâu dài thay vì áp dụng tư duy cạnh tranh, nhỏ lẻ như hiện nay. Dương Hưng |
Tác giả: Phạm Tuyên - Ngọc Mai - Việt Linh
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy