Dòng sự kiện:
Những dự án 'bức tử' sông Mekong
28/01/2015 11:08:56
ANTT.VN - Việc một loạt kế hoạch xây đập mới trên dòng sông Mekong của Campuchia, Lào và Thái Lan gần đây đã dấy lên nhiều tranh cãi lo lắng cho sinh thái của dòng sông cũng như ảnh hưởng đến đời sống của hàng triệu người dân nhờ dòng sông để mưu sinh.
Kể từ năm 1960, một vài dự xây đập lớn tại hạ nguồn sông Mê Kong đã được đưa ra. Dự án gần đây nhất do Tổng thư ký Mekong đưa ra vào năm 1994 đã bị xếp xó do dự luận lên tiếng về những ảnh hưởng đến nguồn cá của Mekong cũng như số lượng người dân phải di chuyển nếu như dự án này được thực hiện.

Tuy nhiên những ngọn gió giờ đã đổi chiều. Kể từ giữa năm 2006 chính phủ các nước Campuchia, Lào và Thái Lan đã “mạnh tay” cho phép người Thái, Malaysia, Việt Nam, Nga và Trung Quốc xây dưng hơn 11 đập lớn trên dòng sông huyết mạch này. Rất nhiều trong số dự án này đang phải đối mặt với sự phản đối “nảy lửa” từ công luận.

Dự án thủy điện Xayaburi của Lào do Thái Lan xây dựng

Điển hình là con đập Xayaburi do chính phủ Lào quyết định xây dựng  đã nhận sự chỉ trích nghiêm trọng từ các tổ chức phi chính phủ và các nhà khoa học.

Xayaburi được xây  dựng bởi Ch.Karnchang, một trong những công ty xây dựng lớn nhất Thái Lan và được tài trở bởi 6 ngân hàng thương mại bao gồm Ngân hàng Nhà nước Krung Thai. Các chuyên gia năng lượng Thái Lan kết luận rằng không cần số điện con đập này tạo ra mới có thể đáp ứng nhu cầu năng lượng gia tăng. Các nhà khoa học cho rằng con đập này sẽ khóa đường di chuyển của 23 đến 100 loại cá cũng như ngăn chặn dòng chảy của phù sa,ảnh hưởng đến phát triển nông nghiệp của đồng bằng sông Mekong tại Việt Nam. Tuy nhiên, con đập này vẫn được xây dựng và hoàn thành vào năm 2012.

Dự án Sambor của Campuchia

Năm 2006, chính phủ Campuchia cho phép Công ty Năng lượng Nam Trung Quốc chuẩn bị nghiên cứu xây dựng đập thủy điện lớn với công suất 3.300 MW tại thị trấn Sambor, chính lưu sông Mekong và đến năm 2010, chính phủ thông báo tập đoàn Guodian Trung Quốc sẽ tiếp tục nghiên cứu xây dựng con đập này với lựa chọn công suất 465 MW và 2.600 MW. Nếu được xây dựng, đập Sambor có thể khóa đường di cư của rất nhiều loiaj cá lớn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến công nghiệp thủy sản Campuchia cũng như sinh thái sông Mekong.

Việc xây dựng con đập này được dự báo ảnh hưởng nghiêm trọng và tốn kém cho Campuchia bởi thủy sản đóng góp hơn 15% GDP cho quốc gia này. Con đập vẫn đang trong quá trình bị trì hoãn do dư luận chỉ trích mạnh mẽ.

Dự án Hạ lưu Sesan 2 của Campuchia

 
Tọa lạc tại ngã 3 của sông Sesan và Srepork tại quận Stung Treng, Campuchia, đập Hạ lưu Sesan 2 đã đe dọa sinh thái của một trong những phụ lưu lớn nhất sông Mekong.

Nếu được xây dựng, dự án công suất 400MW này có thể khiến 9,3% lượng cá của dòng sông Mekong biến mất, đe dọa hơn 50 loài sinh vật cũng giảm 8% lượng phù sa cung cấp cho các đồng bằng dọc sông Mekong. Ảnh hưởng của dự án này cũng sẽ lan tới đồng bằng sông Mê Kong tại Việt Nam.

Dự án này được Nội các Campuchia thông qua vào tháng 11/2012 dù báo cáo Đánh giá Ảnh hưởng Môi trường không đáp ứng được những tiêu chuẩn an toàn quốc tế. Vào năm 2014 việc xây dựng con đập này đã bắt đầu đi vào tiến độ. Tổ chức Các Dòng sông Quốc tế (International Rivers) đang phối hợp với các tổ chức tại Campuchia để hủy bỏ dự án này.

Dự án Don Sahong

Tọa lạc tại khu vực Siphandone của phía Bắc Lào, gần 2km đến biên giới Lào – Campuchia, con đập nếu được xây dựng có thể chặn những dòng chảy và di chuyển của các loài cá giữa Campuchia, Lào và Thái Lan, đe dọa sinh thái cũng như ngành thủy sản tại hạ lưu sông Mekong.

Hôm nay ngày 28/1 Hiệp hội Sông Mekong (MRC) sẽ tổ chức phiên họp đặc biệt tại Vientiane - Lào để tổng kết quá trình tham vấn trước đối với dự án thủy điện gây tranh cãi này.

Tú Anh (theo International Rivers)
Theo: ANTT/NĐT
Thích và chia sẻ bài viết này :
Tags :
Tin liên quan
Mọi góp ý tin bài cho chúng tôi vui lòng gửi vào email: antt.toasoan@gmail.com
Đang phổ biến