Mới đây, UBND tỉnh Ninh Bình đã có văn bản hỏa tốc yêu cầu 51 cá nhân và 11 tập thể chỉ nhận kiểm điểm rút kinh nghiệm phải tổ chức kiểm điểm lại trong vụ việc xây dựng trái phép ở vùng lõi di sản Tràng An (Ninh Bình).
Sau khi các đơn vị liên quan có báo cáo kiểm điểm trách nhiệm, UBND tỉnh Ninh Bình đã yêu cầu tổ chức kiểm điểm lại vì nhiều cá nhân, tập thể trực tiếp để xảy ra sai phạm nhưng nhận hình thức kỷ luật chưa đúng với trách nhiệm.
Trao đổi với PV, bà Nguyễn Thị Cúc - Phó chủ tịch UBND huyện Hoa Lư (Ninh Bình), xác nhận UBND tỉnh Ninh Bình vừa có văn bản hỏa tốc, yêu cầu UBND huyện Hoa Lư tổ chức kiểm điểm lại trách nhiệm cá nhân và tập thể lãnh đạo huyện trong việc thực hiện chức năng quản lý Nhà nước, khi để xảy ra xây dựng công trình trái phép trên núi Cái Hạ, thuộc xã Trường Yên, huyện Hoa Lư.
Lãnh đạo tỉnh yêu cầu làm rõ trách nhiệm của cá nhân Chủ tịch UBND huyện Hoa Lư, Phó chủ tịch huyện phụ trách lĩnh vực quản lý xây dựng và các đơn vị liên quan.
Công trình "Tràng An cổ" xây dựng trái phép.
Ngoài huyện Hoa Lư, UBND tỉnh Ninh Bình còn yêu cầu UBND xã Trường Yên, Sở Du lịch Ninh Bình, Ban Quản lý quần thể danh thắng Tràng An và các đơn vị liên quan, tất cả có 51 cá nhân và 11 tập thể (trong tổng số 67 cá nhân, tập thể) phải tổ chức kiểm điểm lại.
“UBND tỉnh đã có văn bản gửi huyện yêu cầu kiểm điểm lại các cá nhân liên quan để xảy ra việc xây dựng công trình trái phép trên núi Cái Hạ, khoảng thứ 2 tuần sau (13/8) sẽ có báo cáo gửi UBND tỉnh Ninh Bình”, bà Cúc nói.
Như đã đưa tin, tháng 8/2017, Công ty cổ phần du lịch Tràng An đã đưa người, máy móc vào khoan đục từ chân núi Cái Hạ lên tới đỉnh núi, xây dựng hàng trăm bậc thang bằng bê tông cốt thép và đặt tên là đường lên đàn Kính Thiên. Đầu năm 2018, công trình này hoàn thành.
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã cho kiểm tra và kết luận cho thấy Công ty cổ phần Du lịch Tràng An đã tự ý xây dựng công trình gồm cổng và đường lên núi Cái Hạ. Công trình không được cơ quan có thẩm quyền cho phép xây dựng; vi phạm nghiêm trọng Luật Di sản văn hóa.
Bộ VHTT-DL sau đó yêu cầu UBND tỉnh khẩn trương phê duyệt phương án tháo dỡ các công trình xây dựng trái phép, xâm hại cảnh quan, môi trường tại khu vực núi Cái Hạ.
Trong trường hợp Công ty cổ phần Du lịch Tràng An cố tình không tự tháo dỡ, UBND tỉnh cần chủ động phương án tháo dỡ, sớm hoàn trả mặt bằng, cảnh quan thiên nhiên cho di sản Tràng An.
Đến ngày 26/3, trong cuộc họp với UBND huyện Hoa Lư, ông Nguyễn Văn Son, lãnh đạo Công ty cổ phần Du lịch Tràng An xin tự tháo dỡ công trình không phép. Việc tháo dỡ được tiến hành trong vòng một tháng, tính từ 30/3.
Tuy nhiên, đến thời hạn, doanh nghiệp mới tháo dỡ chưa được 20%. Sau đó, ông Son tiếp tục có đơn xin gia hạn tháo dỡ đến hết ngày 31/5.
Sau nhiều tháng chậm chễ, hiện tại công trình này đã được phá dỡ hoàn toàn và đang trong giai đoạn trồng cây xanh bao phủ nhằm khôi phục hiện trạng cho vùng lõi di sản Tràng An.
Hải Đăng
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy